Trách nhiệm tri ân với người có công ở Nghệ An
(LĐXH)- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa” đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, ngành, địa phương và nhân dân tỉnh Nghệ An coi đây là trách nhiệm tri ân và nghĩa tình sâu nặng.
Nghệ An là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trải qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, toàn tỉnh có hơn 45 nghìn liệt sĩ; trên 56 nghìn thương, bệnh binh; hơn 20 nghìn người tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bị nhiễm chất độc hóa học; 2.825 mẹ Việt Nam Anh hùng; 928 cán bộ hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày và hơn 500 nghìn gia đình, cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến. Tỉnh hiện đang thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho gần 68 nghìn đối tượng người có công, tổng số tiền chi trả hàng tháng trên 136 tỷ đồng.
Tính từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2023, Nghệ An đã xác nhận mới và giải quyết chế độ, chính sách ưu đãi cho hơn 9.500 trường hợp; giải quyết kịp thời chế độ thương binh đồng thời là bệnh binh, mất sức lao động cho 1.516 trường hợp theo Nghị định 131/2021/NĐ- CP của Chính phủ; thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho hơn 300 ngàn lượt người, kinh phí thực hiện hơn 400 tỷ đồng…
Theo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đoàn Hồng Vũ: Ngoài cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 32/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng thuộc gia đình hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 30/2021/NQ- HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó, lần đầu tiên Nghệ An có chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật bẩm sinh có cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã hoặc đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (thế hệ thứ 3) trên địa bàn tỉnh.
“Kết quả, sau hơn 02 năm thực hiện, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 3.075 người có công và thân nhân người có công, với tổng số tiền gần 19 tỷ đồng. Đến nay, các chính sách bước đầu đã phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống và nhận sự đồng thuận cao của nhân dân”- Giám đốc Đoàn Hồng Vũ, chia sẻ.
Được biết, cùng với việc giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, hoạt động thăm, tặng quà người có công và thân nhân người có công trong các dịp Tết Cổ truyền dân tộc và kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) cũng được tỉnh Nghệ An tổ chức thực hiện trang trọng và chu đáo. Ngoài việc chuyển quà tặng của Chủ tịch nước đến tận tay các đối tượng người có công kịp thời, Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh còn tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà bằng tiền mặt cho tất cả người có công trên địa bàn toàn tỉnh. Các hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa, đạo lý truyền thống của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với người có công với cách mạng.
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An, trong dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), toàn tỉnh đã kịp thời chuyển quà tặng của Chủ tịch nước tới 81.313 đối tượng người có công với cách mạng, tổng kinh phí là 24.915.900.000 đồng. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các Sở, ban ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã trích kinh phí và tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công trên địa bàn với tổng kinh phí 9.737.170.000 đồng.
Đến nay, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Nghệ An đã được xã hội hóa sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm của các sở ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp ủng hộ xây dựng Quỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp đạt 5,2 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này đã thực hiện hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho 37 gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở, tổng trị giá 2.220 triệu đồng; trao tặng 05 sổ tiết kiệm cho người có công và thân nhân liệt sĩ, số tiền 25 triệu đồng...
Có thể khẳng định, bằng sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị, nhân dân trong tỉnh, công tác chăm sóc người có công ở Nghệ An đã khơi dậy được tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống, đạo lý tốt đẹp và sự chung sức của cả hệ thống chính trị, xã hội, của cộng đồng dân cư.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh