Là xã miền núi, cách trung tâm huyện khoảng 27 km về hướng Đông, theo trục đường tâm linh 293 hướng trung tâm Lục Nam - Tây Yên Tử, xã Trường Sơn là nơi quần cư của 10 dân tộc anh em cùng chung sống ở 13 thôn đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Trải qua bao thăm trầm của lịch sử, xã Trường Sơn (Mai Sưu) còn là trạm chung chuyển lãnh đạo của đệ tứ chiến khu Đông Triều- Hồng Quảng. Nơi đây tổ chức các cuộc họp của cán bộ Việt Minh về chỉ đạo kháng chiến chống Pháp.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và bảo vệ biên giới, quân và dân xã Trường Sơn là hậu phương đóng góp sức người, sức của rất lớn cho tiền tuyến. Xã là nơi được cấp trên chọn để xây dựng khu căn cứ kháng chiến, triển khai việc tổ chức các địa điểm dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm phục vụ kháng chiến như thóc, gạo, muối, xây dựng kho tại tại đình Mai Sưu, được sử dụng để cất giấu vũ khí, hậu cần các loại…. Nơi đây, đã có biết bao nhiêu người con ra đi vĩnh viễn không ngày trở về, biết bao người mang trên mình thương tích và những di chứng hậu quả của chiến tranh.
Ngay khi có Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng, Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công xã được thành lập để sát sao trong tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, vận động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng cùng quan tâm chăm lo đời sống của người có công.
Báo cáo của UBND xã Trường Sơn cho thấy, công tác người có công trên địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc. Hiện nay, xã vẫn còn có hồ sơ của đối tượng thông tin không trùng khớp nên phải xác minh, điều chỉnh nhiều lần, làm chậm tiến độ đề nghị giải quyết các chế độ, chính sách; Một số người có công bị mất giấy tờ gốc và việc thay đổi thông tin cá nhân dẫn đến sai lệch thông tin giữa giấy tờ cá nhân và hồ sơ do tỉnh quản lý nên công tác giải quyết chế độ còn gặp khó khăn; Công tác cấp thẻ BHYT cho một số người có công còn gặp khó khăn do làm CCCD thông tin sai so với CMND và hồ sơ gốc do tỉnh quản lý, phải làm thủ tục đính chính thông tin mất nhiều thời gian trong khi đó một số đối tượng chỉ khi đi viện khám chữa bệnh mới đề nghị tham gia hoặc điều chỉnh thông tin BHYT.
Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn dân, cũng như cá nhân người có công, gia đình chính sách, có thể nói, địa phương đã giải quyết kịp thời các chế độ ưu đãi đối với người có công, công tác đền ơn đáp nghĩa cơ bản thực hiện tốt, đáp ứng được nguyện vọng và quyền lợi của người có công với cách mạng.
Toàn xã có 55 người có công, thân nhân người có công, đại diện gia đình liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng số tiền trên 130 triệu đồng/tháng. Công tác chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng và các chế độ khác được thực hiện chi trả qua nhân viên Bưu điện Văn hóa xã. Việc thanh toán các chế độ đều được thực hiện đảm bảo, kịp thời theo quy định. Trong năm 2024, nhân dịp Tết Nguyên đán, xã đã tổ chức tặng 231 suất quà, kinh phí 128 triệu đồng; dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ tặng 242 suất quà với tổng số tiền 123 triệu đồng.
Công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ và mộ liệt sĩ cũng được xã quan tâm. Nghĩa trang Liệt sĩ của xã Trường Sơn được quy hoạch trên bãi Đồn, thôn Chẳm với tổng số là 118 mộ, trong đó có 83 mộ liệt sĩ của xã. Ngoài việc giao cho cá nhân ông Nguyễn Tiến Sơn (thôn Chẳm) thường xuyên chăm sóc, quản lý, Đoàn TNCSHCM xã còn thường xuyên phối hợp với UBND xã cũng tổ chức chăm sóc chu đáo các khu mộ, vệ sinh khuôn viên nghĩa trang sạch đẹp. Trong các dịp lễ tết, Ngày Thương binh – Liệt sĩ đều tổ chức thắp nến tri ân nghiêm trang, ấm cúng.
Trần Huyền
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
-
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
21-01-2025 09:12 54
-
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
20-01-2025 11:41 22
-
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
20-01-2025 07:43 42
-
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
19-01-2025 23:43 35