Triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(LĐXH) – Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân trên phạm vi cả nước, trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với vùng DTTS&MN
Do ảnh hưởng từ thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lao động là người dân tộc thiểu số làm việc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... phải giảm giờ làm, nghỉ việc không hưởng lương, không có thu nhập… dẫn đến cuộc sông gặp không ít khó khăn. Một số lượng lớn lao động là người dân tộc thiểu số do lo sợ dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp nên đã về quê sinh sống, gây khó khăn cho công tác quản lý của các địa phương, làm ảnh hưởng không nhỏ trong công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, an ninh trật tự vùng DTTS&MN.
Người dân tộc thiểu số ở Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19.
Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cũng làm tình hình sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa tại một số địa phương vùng DTTS&MN nhiều nơi bị đình trệ. Việc chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hưởng; chi phí cho nguyên liệu tăng cao, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khó khăn… đã tác động lớn đến đời sống, thu nhập của không ít đồng bào vùng DTTS&MN.
Một số nước nhập khẩu hàng hóa, nông sản (Trung Quốc, Lào, Campuchia) tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm phòng, chống dịch bệnh như đóng cửa khẩu, thời gian thông quan dài hơn, dẫn đến lượng hàng hoá qua các cửa khâu (Láo Cai, Lạng Sơn, Quảng Trị, Tây Ninh) giảm mạnh, gây ùn tắc, ảnh hướng tiêu thụ nông sản của cả nước và vùng DTTS&MN.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc dạy học trực tuyến tại vùng DTTS&MN gặp khó khăn do thiết bị của các trường chưa đáp ứng yêu cầu. Đa số giáo viên phải tự trang bị thiết bị dạy học. Nhiều thiết bị cầu hình thấp, chưa đáp ứng các phản mềm sử dụng trong dạy học; nhiều gia đình không có máy tính, điện thoại, tivi cho con em tham gia học trực tuyến. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế; quá trình học thiếu tương tác, chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, chưa thu hút sự chú ý của học sinh, thiếu sự quản lý trực tiếp của giáo viên. Việc học tập qua truyền hình sử dụng nhiều bộ sách khác nhau nên học sinh gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức; tình trạng học sinh phổ thông các cấp bỏ học có chiều hướng tăng.
Việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở vùng đồng bào DTTS&MN hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu vì nguồn vắc xin còn hạn chế, nhiều địa phương vùng DTTS&MN có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả. Việc đầu tư, mua sắm thiết bị, vật tư y tế gặp khó khăn do quy trình, thủ tục đấu thầu, thời gian kéo dài, nguồn cung ứng khan hiếm. Hệ thống y tế cơ sở quá tải, năng lực khám chữa bệnh của y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; hệ thống y tế dự phòng chưa đáp ứng yêu câu cho công tác phòng, chống dịch bệnh….
Kiểm tra thân nhiệt tại trạm y tế thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại một số địa bàn DTTS&MN còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số đề án, chương trình, chính sách thực hiện tại vùng DTTS&MN chưa được triển khai thực hiện. Một số tỉnh gặp khó khăn vì nguồn ngân sách địa phương không đủ để ứng trước chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.
Công tác tổng hợp, thống kê các số liệu liên quan đến phòng, chống dịch gặp khó khăn, chưa kịp thời, chính xác, như: số liệu thống kê về việc thực hiện gói hỗ trợ của Chính phủ đối với đồng bảo dân tộc thiểu số, lao động người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tỷ lệ người dân tộc thiểu số được tiêm phòng vắc xin, người nhiễm bệnh, người khỏi bệnh, trẻ em người dân tộc thiểu số mồ côi do dịch COVID-19…
Khó khăn và một số kiến nghị
Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực chỉ đạo, triển khai, nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Với sự nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng, doanh nghiệp, dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát. An sinh xã hội, đời sống người dân được quan tâm, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp có lúc, có nơi còn lúng túng, chưa thống nhất, Công tác dự báo có thời điểm chưa sát với thực tiễn, Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đời sống của đồng bào vùng DTTS&MN, lao động người dân tộc thiểu số rất khó khăn. Công tác an sinh xã hội một số nơi chưa kịp thời, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội. Việc giải ngân các gói an sinh xa hội còn chậm, thủ tục chưa thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng thị trường lao động, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở các khu vực chính thức, phi chính thức, chuyển dịch lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức ngày càng gia tăng; dẫn đến thu nhập của lao động giảm, đặc biệt là lao động là người dân tộc thiểu số.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng thị trường lao động, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở các khu vực chính thức, phi chính thức, chuyển dịch lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức ngày càng gia tăng; dẫn đến thu nhập của lao động giảm, đặc biệt là lao động là người dân tộc thiểu số.
Thanh niên xung kích phát khẩu trang miễn phí và hướng dẫn cách phòng chống dịch Covid-19 cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hệ thống chính sách, hướng dẫn chưa hoàn thiện đã làm ảnh hưởng đến công tác xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch tại vùng DTTS&MN. Nhiều tỉnh, thanh phố vùng DTTS&MN thiếu kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Việc chậm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS&MN làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận hiệu quả các nguồn lực phát triển.
Hệ thống y tế bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng vùng DTTS&MN chưa đáp ứng yêu cầu khi dịch bùng phát. Người dân khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng, dẫn đến tình trạng quá tải và tăng nguy cơ tử vong. Trang thiết bị tại cơ sở tiêm phòng, mức chỉ cho y tế, nhân lực y tệ tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vắc xin... đều phải nhập khẩu dân đến chưa kịp thời, bị động, chỉ phí cao. Ty lệ người dân vùng DTTS&MN được tiêm phòng còn thấp. Việc chậm tiếp cận vắc xin có khả nang dân tới hệ lụy nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm đổi tượng.
Ứng dụng công nghệ thông tin, tổng hợp số liệu, thông tin về tình hình dịch bệnh, thực hiện gói hỗ trợ của Chinh phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa kịp thời, hiệu quả. Việc tích hợp thành một ứng dụng thống nhất trong quản lý, truy vết, tổ chức khám, tiêm phòng, xét nghiệm, quản lý đi lại còn chậm, chưa tạo thuận lợi cho người dân…
Trước những khó khăn nêu trên, Hội đồng Dân tộc đã kiến nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đối với đời sống kinh tế - xã hội, kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng DTTS&MN, đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nghiên cứu, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến vùng DTTS&MN phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết 120/2020/QHI14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội đạt hiệu quả trong bối cảnh bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh.
Tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng chống dịch gắn với bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết việc làm, nhất là các địa phương bị ảnh hương nặng nề do dịch bệnh, có nhiều lao động trở vẻ từ vùng dịch. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho vùng DTTS&MN, vùng biên giới đang có dịch và nguy cơ lây nhiễm cao; Ưu tiên phân bô vắc xin cho các tỉnh, thành phố vùng DTTS&MN, đặc biệt là các địa phương có tỷ lệ nhiễm COVID-I9 cao.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch tại vùng DTTS&MN hiệu quả, phù hợp; bảo đảm quốc phòng, an ninh, xử lý nghiêm vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm ở lại làm việc tại các nông, lâm trường, nhà máy, chấp hành tốt các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh, có giải pháp phù hợp, kịp thời hỗ trợ trang thiết bị dạy, học trực tuyến đối với học sinh khó khăn vùng DTTS&MN.
Triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, trẻ mô côi, bệnh nhân, người tử vong do bị nhiễm Covid-19 thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, ổn định sản xất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn nêu trên, Hội đồng Dân tộc đã kiến nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đối với đời sống kinh tế - xã hội, kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng DTTS&MN, đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nghiên cứu, điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến vùng DTTS&MN phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết 120/2020/QHI14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội đạt hiệu quả trong bối cảnh bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh.
Tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng chống dịch gắn với bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết việc làm, nhất là các địa phương bị ảnh hương nặng nề do dịch bệnh, có nhiều lao động trở vẻ từ vùng dịch. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho vùng DTTS&MN, vùng biên giới đang có dịch và nguy cơ lây nhiễm cao; Ưu tiên phân bô vắc xin cho các tỉnh, thành phố vùng DTTS&MN, đặc biệt là các địa phương có tỷ lệ nhiễm COVID-I9 cao.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch tại vùng DTTS&MN hiệu quả, phù hợp; bảo đảm quốc phòng, an ninh, xử lý nghiêm vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm ở lại làm việc tại các nông, lâm trường, nhà máy, chấp hành tốt các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh, có giải pháp phù hợp, kịp thời hỗ trợ trang thiết bị dạy, học trực tuyến đối với học sinh khó khăn vùng DTTS&MN.
Triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, trẻ mô côi, bệnh nhân, người tử vong do bị nhiễm Covid-19 thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, ổn định sản xất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Thành phố Lào Cai làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công
21-12-2024 20:16 01
-
Quảng Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp giảm nghèo bền vững
21-12-2024 16:58 49
-
Bình Định: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
21-12-2024 16:58 40
-
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
16-12-2024 14:16 32
-
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
20-12-2024 07:34 08
-
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
20-12-2024 07:19 40
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00