Xã hội
Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương: Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp
08:38 AM 26/09/2023
(LĐXH)- Không chỉ thực hiện tốt chức năng chính là tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần mãn tính, người có công, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương còn quan tâm công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần tạo không gian thoáng đãng, an tĩnh cho đối tượng.
Không gian môi trường thoáng đãng, sạch sẽ tại Trung tâm
Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, với chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội tỉnh hiện có 447 bệnh nhân, trong đó có 73 người là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người bị nhiễm chất độc da cam…
Ông Phạm Xuân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương cho biết, hiện Trung tâm có tổng số 443 bệnh nhân, trong đó có 71 đối tượng chính sách là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người bị nhiễm chất độc da cam. Nhiều người bệnh còn sa sút cả về tâm thần và thể lực. Họ không tự chủ được trong sinh hoạt, có nhiều người cần sự chăm sóc toàn diện từ ăn uống, ở, vệ sinh thân thể… Hình ảnh người bệnh không ổn định tinh thần, đập phá, la hét, nói những câu vô nghĩa… đã quá quen thuộc với những người làm công việc chăm sóc bệnh nhân ở đây.
Trung tâm có 11 phòng, khoa với tổng số 222 cán bộ, nhân viên nhưng với đặc thù công việc của mình, các anh chị đã không quản ngày đêm, vất vả, để trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng những người bệnh tâm thần, các cô bác thương binh, bệnh binh… Mỗi người bệnh ở Trung tâm lại có vết thương, bệnh tật khác nhau. Đặc biệt, hầu hết thương, bệnh binh tại đây là những người lính từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Người nhiều tuổi 75 – 76 tuổi, vào đây từ năm 1995. 
Ngoài tuổi cao, sức yếu, thương tật đầy mình, họ còn bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, vì thế hầu như các thương, bệnh binh đều có bệnh nền như: viêm gan, huyết áp, lao phổi, da liễu… Để việc chăm sóc hiệu quả, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác vệ sinh từ phòng bệnh, nơi ăn ở, tắm giặt đến khu vực khác trong nội bộ; tổ chức phun thuốc khử trùng, diệt côn trùng định kỳ, làm lưới chắn muỗi, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng cây xanh cải thiện môi trường, nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoải mái, thoáng đãng phục vụ các bệnh nhân.
Các phòng ở của đối tượng được đảm bảo thông thoáng
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng các bệnh nhân, công tác dạy nghề - lao động sản xuất tại Trung tâm cũng được chú trọng. Theo đó, năm 2022, công tác dạy nghề tập trung đều nâng cao về chất lượng tay nghề của bệnh nhân và kiên trì giúp bệnh nhân lành nghề trong lĩnh vực được dạy.
không nhỏ. Một số nghề bệnh nhân đã làm quen không có nguồn đầu vào đơn vị phải tạm dừng giao dịch như: nghề tăm hương, quạt và chuyển sang nghề mới: nghề dán vàng mã. Tuy vậy, bệnh nhân và các cán bộ Trung tâm đều luôn cố gắng làm tốt các công việc này, tạo thói quen và môi trường làm việc vui vẻ, gần gũi, có tác dụng tích cực trong việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân.
Giám đốc Trung tâm cho biết thêm, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 2 lần/tháng (vào ngày 1 và 15). Bệnh nhân tâm thần không ổn định được theo dõi thường xuyên, các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bệnh thông thường được khám và điều trị theo y lệnh. Bệnh nhân điều trị ngoại trú được thường xuyên thăm hỏi, khoa quản lý bệnh nhân luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với gia đình người bệnh, nắm bắt thông tin, tình hình điều trị người bệnh, kịp thời báo cáo giao ban hàng ngày, hàng tuần. 
Giám đốc Trung tâm cũng tâm sự, nhiều quan niệm sai trái về người bệnh tâm thần vẫn còn phổ biến, vì vậy đã không ít gia đình thiếu sự quan tâm, phối hợp với Trung tâm trong việc chăm sóc, thăm hỏi, động viên tinh thần đối với bệnh nhân. Thậm chí có gia đình còn bỏ mặc bệnh nhân, không thăm hỏi. Điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tinh thần bệnh nhân. Đối với bệnh nhân tâm thần thuyên giảm, phần lớn gia đình bệnh nhân không đón về tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh công tác chuyên môn, Trung tâm cũng chú trọng công tác môi trường. Với vị trí không gian khá đẹp, gần quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc non nước hữu tình, rất phù hợp cho việc điều dưỡng sức khỏe, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương đã trở thành một cơ sở điều trị, phục hồi chức năng những người có công bị tâm thần và điều dưỡng luân phiên tập trung cho các đối tượng người có công trong tỉnh và các tỉnh bạn. Ngoài hệ thống cây xanh, hệ thống đường đi trong nội bộ cũng được quan tâm chỉnh trang, xây dựng mới đảm bảo đi lại thuận tiện... 
Khuôn viên Trung tâm trồng nhiều cây xanh
Nhằm từng bước xây dựng đồng bộ khuôn viên, lãnh đạo Trung tâm đã quy hoạch tổng thể mặt bằng, bảo đảm vừa xây mới vừa cải tạo không làm ảnh hưởng tới các khu vực khác, nhất là nơi sinh hoạt của bệnh nhân. Toàn bộ các công trình như hệ thống xử lý chất thải, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, trang thiết bị máy móc, vận hành hệ thống điện, hệ thống nước sạch phục vụ công tác điều trị, nuôi dưỡng và sinh hoạt hàng ngày đều được Trung tâm triển khai theo các quy định về bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, Trung tâm còn quy hoạch khu trồng rau sạch nhằm cung cấp nguồn rau xanh tại chỗ phục vụ cho bếp ăn tập thể, vừa đảm bảo nguồn cung tại chỗ, giảm chi phí bữa ăn, vừa là hoạt động giúp người bệnh hoạt động lao động vừa sức đem lại niềm vui cho họ... 
Bệnh nhân khi tham gia phục hồi chức năng không chỉ qua máy tập, mà tập trung chủ yếu thông qua lao động trị liệu như: Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, dê, cá, lợn các loại; trồng các loại rau màu theo mùa vụ. Công tác lao động trị liệu này hỗ trợ nhiều trong việc điều trị thuốc giúp bệnh nhân hồi phục, ổn định dần khả năng nói, nghe, nhìn, cầm, nắm, tư duy… đồng thời tạo ra thực phẩm tươi ngon và sạch sẽ phục vụ hàng ngày cho bếp ăn của đơn vị.
Cùng với đó, công tác lao động liệu pháp được tiến hành trên khu đất và hạ tầng mới. Khu chăn nuôi mới đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, chấm dứt tình trạng chăn nuôi manh mún trước đây. Giúp cho hoạt động chăn nuôi thuận lợi trong việc mở rộng quy mô, kiểm soát bệnh dịch. Năm 2019, Trung tâm có thêm mô hình nuôi hươu. Công tác lao động liệu pháp chú tâm đến việc phục hồi, hướng dẫn cho các bệnh nhân điều trị được bằng hóa dược lâu ngày nhưng chưa có thuyên chuyển, mục đích tạo môi trường hoạt động mới góp phần thúc đẩy công tác điều trị hiệu quả.
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên tại Hải Dương đã xảy ra tình trạng nắng nóng khoảng 40 độ C hoặc mùa đông rét dưới 10 độ C. Trung tâm đã tuyên truyền tới người dân về sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường; phối hợp với cán bộ nông nghiệp tư vấn bà con thay đổi giống cây trồng, vật nuôi để thích ứng với điều kiện thời tiết.
Hồng Phượng
 
 
Từ khóa: