UNDP: Việt Nam giảm nghèo đa chiều thành công
(LĐXH)- Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công 15 năm qua, theo đánh giá của UNDP.
Đáng chú ý, trong 25 quốc gia giảm nghèo đa chiều thành công, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Congo, Honduras, Indonesia, Serbia, Morocco.
Căn cứ theo điểm đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10 (điểm cao - 10 nghĩa là mức độ nghèo đa chiều cao). Theo đó, các tiêu chí nghèo đa chiều của Việt Nam giảm 50%.
Các dữ liệu của Việt Nam trong báo cáo được cập nhật đến giai đoạn 2020-2021. Dựa trên những dữ liệu này, 1,9% dân số Việt Nam (1,8 triệu người, năm 2021) thuộc diện nghèo đa chiều và 3,5% dân số (ngoài nhóm trên) được xếp vào nhóm ở ngưỡng nghèo (3,3 triệu người, năm 2021).
Các dữ liệu cho thấy, Ấn Độ vẫn ở trong nhóm nghèo tương đối. Vẫn còn khoảng 231 triệu người nước này đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều.
Theo báo cáo, cứ 100 người ở Ấn Độ thì 16 người đang trải qua tình trạng nghèo đa chiều, cao gấp 4 lần con số tại Trung Quốc, nhưng vẫn tốt hơn so với các quốc gia láng giềng như Pakistan hay Bangladesh.
Theo báo cáo mới công bố, 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người (hơn 18%) sống trong tình trạng nghèo đa chiều ngắn hạn ở 110 quốc gia. Trong đó, tại châu Phi cận Sahara (534 triệu) và Nam Á (389 triệu) là nơi sinh sống của khoảng 5/6 người nghèo.
Thêm vào đó, gần 2/3 tổng số người nghèo (730 triệu người) sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này cho thấy những chính sách giảm nghèo ở các quốc gia này có vai trò quan trọng trong giảm nghèo toàn cầu.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Với việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia vào năm 2015, Việt Nam là quốc gia tiên phong của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi tình hình nghèo đói và xây dựng chính sách.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, mục tiêu tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều của Việt Nam giai đoạn 2022-2025 là duy trì mức 1-1,5%/năm. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước còn 4,03%, giảm 1,17% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao (giảm từ 1-1,5%/năm)./.
Hồng Hà
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01