Vấn đề nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
(LĐXH)-Trong quá trình tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải có nhận thức về giới, nhạy cảm giới và trách nhiệm giới để từ đó góp phần xóa bỏ các định kiến giới vốn tác động tiêu cực tới phụ nữ và trẻ em trong cả lời nói lẫn hành động.
Ngày 25/11/2021, hơn 100 đại biểu là các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư, đại diện lãnh đạo, chuyên gia và các nhà hoạt động vì bình đẳng giới đến từ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn luật sư, các tổ chức xã hội, đã tham gia sự kiện Sự kiện Bữa sáng Ruy Băng Trắng với chủ đề: Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lần đầu tiên được tổ chức tại trụ sở Tòa án Nhân dân tối cao.
Sự kiện do Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đồng tổ chức. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và thực hành nhạy cảm giới của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự có người tham gia tố tụng là phụ nữ và trẻ em.
do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Tòa án nhân dân tối cao khẳng định “Tòa án là cơ quan tư pháp thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và đảm bảo rằng các quy định của pháp luật trong đó các nội dung liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được áp dụng hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực, kể cả bạo lực tái diễn, buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm và cung cấp bồi thường, khắc phục hậu quả cho nạn nhân. Tòa án cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo không làm ảnh hưởng tới quyền được đối xử phẩm giá và sự tôn trọng của nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái.”
Bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách UNODC tại Việt Nam nhấn mạnh: “ Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chỉ cần phải xét xử, giải quyết các vụ việc có liên quan một cách nhanh chóng, đúng quy định để bảo vệ tốt nhất phụ nữ và trẻ em. Quan trọng hơn, trong quá trình tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải có nhận thức về giới, nhạy cảm giới và trách nhiệm giới để từ đó góp phần xóa bỏ các định kiến giới vốn tác động tiêu cực tới phụ nữ và trẻ em trong cả lời nói lẫn hành động”.
Ngài Đại sứ Giorgio Alberti, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại Việt Nam cũng khẳng định: “Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam là một trong các quốc gia đầu tiên phê chuẩn và gia nhập từ năm 1982 đã xác định những nội dung cơ bản nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ dưới mọi hình thức, trong đó có cả các định kiến giới tồn tại trong mọi hoạt động của xã hội bao gồm cả hoạt động tố tụng. Sự kiện ngày hôm nay sẽ là một sự kiện mang tính lịch sử, sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhạy cảm giới trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam trong tương lai. Và sự kiện này cũng cho thấy vai trò trung tâm của tòa án nhân dân, nhất là Tòa án nhân dân tối cao trong sự nghiệp đấu tranh cho bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.”
Trong phần thảo luận bàn tròn với đại diện thẩm phán, luật sư và các chuyên gia tại sự kiện, bà Gaelle Demolis, Quyền trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh “Việc xét xử các vụ việc bạo lực cần lấy phụ nữ, trẻ em bị bạo lực là trung tâm, ưu tiên sự an toàn và nhu cầu thực tiễn của họ, đồng thời phải yêu cầu người gây bạo lực chịu trách nhiệm với hành vi của mình”.
Thông qua một vở kịch ứng tác mô phỏng phiên tòa xét xử sơ thẩm một vụ án bạo lực với phụ nữ do đạo diễn Bùi Như Lai chỉ đạo nghệ thuật và sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam biểu diễn như Nghệ sỹ Nhân dân Trung Anh, Nghệ Sỹ Ưu tú Nguyệt Hằng, các đại biểu tham dự sự kiện đã có cơ hội thảo luận về các chủ đề quan trọng bao gồm nhạy cảm giới, định kiến giới, bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong hoạt động tố tụng. Sự kiện cũng đề ra các bài học, kinh nghiệm quý báu cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể vận dụng thực hành nhạy cảm giới vào trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em tham gia tố tụng.
Kết thúc sự kiện, Các đại biểu Thể hiện cam kết thực hành nhạy cảm giới trong xét xử các vụ việc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như đại dịch Covid-19.
Sự kiện là một hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 (15/11 - 15/12) tại Việt Nam cũng như Chiến dịch toàn cầu Đoàn kết 16 ngày Hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11-10/12)./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới