Vân Đồn: Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo
(LĐXH) – Trong sáu tháng đầu năm 2022, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèo như: Hỗ trợ tiền điện, ưu đãi giáo dục, hỗ trợ người nghèo vay vốn tín dụng, hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm… giúp các hộ nghèo, nâng cao thu nhập, thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Đầu năm 2022 huyện Vân Đồn còn 107 hộ nghèo, tỷ lệ 0,84%. Xác định Chương trình giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, ngay từ đầu năm UBND huyện ban hành Kế hoạch số 324/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND huyện về triển khai thực hiện công tác Giảm nghèo năm 2022, giao chỉ tiêu giảm nghèo, lao động việc làm cho các xã, thị trấn. Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo trong giám sát, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Công tác tuyên truyền đã phát huy hiệu quả tích cực, nhận thức và tư duy của người nghèo, hộ nghèo đã tiến bộ rõ nét, nhiều hộ đã ý thức được trách nhiệm của gia đình, bản thân mỗi thành viên trong gia đình trong việc cố gắng vươn lên cải thiện cuộc sống. Các chính sách của Trung ương và đặc biệt là chính sách đặc thù của tỉnh Quảng Ninh cho chương trình giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời. Chính sách bảo trợ xã hội cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em được tích hợp đồng bộ nhiều chính sách, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
cho 756 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền gần 40 tỷ đồng
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, Hội Chữ thập đỏ, các ngành Giáo dục & Đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện được giao nhiệm vụ và triển khai công tác giảm nghèo trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo của huyện; các đơn vị đã trực tiếp rà soát, thẩm định hộ nghèo, đồng thời vận động kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ cho các hộ nghèo. Trong đó, hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên: Hỗ trợ phương tiện sản xuất, hỗ trợ xây công trình vệ sinh, đỡ đầu trẻ em, đối tượng BTXH, Hỗ trợ về thu nhập, hỗ trợ người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị bệnh, hỗ trợ xây, sửa nhà ở. Trong 6 tháng đầu năm 2022, UBND huyện đã tổ chức trao hỗ trợ vận động xã hội hóa cho các hộ nghèo với tổng số tiền gần 1,8 tỷ đồng.
UBND huyện đã phê duyệt danh sách 106 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện năm 2022. Thực hiện hỗ trợ cho học sinh đang đi học theo Nghị quyết số Nghị quyết 36/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Hỗ trợ cho học sinh đang đi học theo Nghị quyết 204/2019/NQ-HDND ngày 30/07/2019 của Hội đồng nhân tỉnh. Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn đã cấp thẻ BHYT cho 24.556 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo và người dân đang sinh sống tại các xã miền núi, xã đảo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, số tiền hơn 5,7 tỷ đồng.
Chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xã hội: UBND huyện tặng 200 suất quà Tết cho người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em với kinh phí 150 triệu đồng; tặng quà cho 468 lượt đối tượng từ nguồn vận động xã hội hóa với kinh phí 246 triệu đồng; tặng quà cho 372 lượt hộ cận nghèo với kinh phí 186 triệu đồng. Thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho 1.916 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí gần 6,8 tỷ đồng; Hỗ trợ kinh phí mai táng cho 21 gia đình đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 158 triệu đồng. Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, chi quà mừng thọ, chúc thọ NCT (đợt 1) năm 2022 cho 267 cụ, kinh phí 203 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Chính sách về học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm. UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động- Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp cùng các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức chính trị tuyên truyền và thông báo đầy đủ, kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài huyện; tập trung công tác tuyên truyền, vận động lao động địa phương đi làm việc tại các doanh nghiệp, KCN trên địa bàn tỉnh. Ban hành các văn bản giới thiệu trên 14 công ty đến huyện Vân Đồn để tuyền dụng lao động làm việc tại khu công nghiệp Texhong thuộc Hải Hà, Móng Cái, khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, công ty May Hoa Lợi Đạt, một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện .... và các Công ty được Sở Lao động TB&XH giới thiệu đủ điều kiện tuyển lao động đi thực tập sinh và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Từ cuối tháng 3/2022, tình hình dịch bệnh Covid đã được kiểm soát tốt với phương trâm “Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, việc mở cửa trở lại các hoạt động trên địa bàn tỉnh, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn lưu trú hoạt động, tạo nhiều việc làm của người lao động. Kết quả thực hiện ước đến 15/6/2022, toàn huyện đã tạo việc làm cho 1.160/2.000 lượt lao động đạt 58% so với kế hoạch năm giao, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021. Huyện cũng hỗ trợ kinh phí thuê nhà đối với 05 lao động với kinh phí 5 triệu đồng theo Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
đạt 257,5% kế hoạch tỉnh giao
Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt các chương trình vay vốn của Trung ương, của địa phương và nguồn vốn huy động với 12 chương trình tín dụng chính sách. 6 tháng đầu năm 2022, tổng dư nợ đạt hơn 227 tỷ đồng, tăng gần 10,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, với 4.852 hộ vay vốn, doanh số cho vay gần 40 tỷ đồng, có 756 lượt hộ vay vốn; doanh số thu nợ: 29,3 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,25%.
Với việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng số hộ thoát nghèo 6 tháng đầu năm 2022 của huyện là 103 hộ đạt 147,1% kế hoạch của huyện, đạt 257,5% kế hoạch tỉnh giao, tổng số hộ nghèo còn lại từ 01/7/2022 là 04 hộ, tỷ lệ 0,031% (do 04 hộ thuộc diện di dời, giải phóng mặt bằng). Số hộ cận nghèo ước giảm 25 hộ, đạt 35,7% kế hoạch huyện, tỉnh giao.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, huyện Vân Đồn sẽ đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho 04 hộ nghèo còn lại, quyết tâm cao cuối năm 2022 huyện Vân Đồn không còn hộ nghèo và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến xã. Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan, địa phương đơn vị phụ trách, theo dõi, đôn đốc các xã, thôn trong thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới. Kiểm tra, giám sát tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo từ các nguồn vận động xã hội hóa, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn về nhà ở của Bộ xây dựng. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình an sinh xã hội, Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực, công trình phúc lợi công công tạo động lực giúp người dân phát triển kinh tế…/.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55