Huyện Lạng Giang có 2.637 gia đình liệt sỹ, 203 bà mẹ Việt Nam Anh hùng (có 07 mẹ còn sống), 05 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trên 4.000 đối tượng người có công và thân nhân liệt sỹ đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng; gần 21.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng trợ cấp một lần... Riêng trong năm 2022 vừa qua, toàn huyện đã huy động hỗ trợ sửa chữa nhà ở, công trình phụ cho 09/14 gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo người có công với cách mạng; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí khám chữa bệnh cho 04/14 gia đình; hỗ trợ trợ giúp xã hội cho 01/14 gia đình. Phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho 05 hộ gia đình người có công với cách mạng với tổng số tiền 100 triệu đồng.Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho gần 4.000 đối tượng; kịp thời chuyển 4.588 suất quà của Chủ tịch nước và 4.604 suất quà của Chủ tịch UBND tỉnh cho đối tượng người có công với số tiền trên 5 tỷ đồng; chi trả tiền trợ cấp thờ cúng liệt sỹ cho 2.013 gia đình với số tiền trên 2,6 tỷ đồng. Tổ chức 06 đoàn đi thăm, tặng quà 07 mẹ Việt Nam anh hùng, 05 người có công có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện và 02 trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” từng bước được xã hội hoá sâu rộng, động viên được nguồn lực, sức mạnh cộng đồng để chăm lo đời sống gia đình chính sách. Năm 2022, toàn huyện đã vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được gần 500 triệu đồng; tặng, cấp 50 sổ tiết kiệm với tổng số tiền trên 15 triệu đồng. UBND huyện trích 900 triệu đồng từ nguồn ngân sách để thực hiện tu sửa, chỉnh trang Đài tưởng niệm huyện. Nhiều đơn vị quân đội, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng người có công, tặng quà cho các đối tượng người có công,... với số tiền gần 400 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 01 đối tượng người có công có nhà ở dột nát trị giá 10 triệu đồng...
Có được những kết quả tích cực đó, trước hết là nhờ hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng luôn được quan tâm sửa đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và mức sống của đại bộ phận nhân dân. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam đã tạo sự phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần động viên tinh thần, giảm bớt khó khăn, làm nguôi ngoai dần những đau thương, mất mát của gia đình và bản thân những người có công với cách mạng. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nhằm không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng trong giai đoạn mới. Tại địa phương, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, phong trào đền ơn đáp nghĩa ở Lạng Giang nói riêng cũng như toàn tỉnh Bắc Giang nói chung đã thực sự đi vào chiều sâu. Những việc làm cụ thể của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và nhân dân đã góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại; đồng thời, đưa các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" trở thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội.
Trần Huyền
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03
-
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
06-11-2024 11:21 52