Việc làm là một trong những mục tiêu trọng tâm để giảm nghèo bền vững
(LĐXH) - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, những năm qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thông chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Nhiều điểm mới trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng: nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tâm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Theo đó, nếu năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1% thì đến cuối năm 2020 chỉ còn 2,75%. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khăng định ý chí, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
Được biết, giai đoạn 2022-2025, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với việc tăng mức chuẩn nghèo về thu nhập và xác định thêm chuẩn nghèo mới về việc làm. Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo cho biết: Theo thông lệ, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế 5 năm thì gắn với chuẩn nghèo mới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Chính phủ áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 cho năm 2021. Theo chuẩn nghèo cũ thì cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 2,75% và hộ cận nghèo chiếm 3,61%. Tương đương số hộ nghèo khoảng 761.000 hộ và hộ cận nghèo khoảng 968.000 hộ. Số liệu về hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 đang được các địa phương tổng rà soát theo chuẩn nghèo cũ và rà soát theo chuẩn nghèo mới từ 1/1/2022.
Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ xác định tiêu chí chuẩn nghèo mới quy định về mức thu nhập bình quân hộ nông thôn tăng từ 700.000 đồng/người/tháng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng và khu vực thành thị tăng từ 900.000 đồng/người/tháng lên 2 triệu đồng/người/tháng. Có 6 dịch vụ xã hội cơ bản xác định hộ nghèo đa chiều gồm: Việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. So với giai đoạn trước, chuẩn nghèo giai đoạn mới còn bổ sung thêm chiều về việc làm. Hộ được xác định là hộ nghèo theo chuẩn mới ngoài tiêu chí về thu nhập thì là các hộ thiếu hụt 3 chiều dịch vụ trở lên. Dự báo, với tiêu chí mới về xác định hộ nghèo đa chiều, số hộ nghèo sẽ tăng từ 2,5 đến 3 lần so với hiện nay và sẽ tiếp tục tăng do sự tác động của dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến phát sinh tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo tăng cao. Còn nguyên nhân khách quan khiến tăng tỷ lệ hộ nghèo là do đời sống xã hội tăng lên, mức sống tối thiểu tăng lên nên chuẩn nghèo cũng tăng lên. Dự kiến cuối tháng 11, các địa phương sẽ có báo cáo chính thức về số hộ nghèo, cận nghèo.
Theo ông Tô Đức, một trong những chuẩn nghèo đa chiều mới là chiều thiếu hụt về việc làm. Đây là tiêu chí đầu tiên trong các chiều về dịch vụ xã hội cơ bản vì thực chất khi 1 hộ gia đình có ít nhất 1 người có việc làm bền vững , có thu nhập tốt thì cơ hội thoát nghèo cũng cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ để trình Quốc hội là phấn đấu hộ nghèo có ít nhất 1 người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, ổn định, có thu nhập tốt, hướng tới việc làm bền vững giúp hộ đó thoát nghèo. Đây được coi là một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tới. Do đó, các địa phương rà soát nắm được trong hộ đó có ai trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và thúc đẩy, hỗ trợ cho người trong độ tuổi lao động đó học nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có thể chuyển đổi việc làm, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo snh kế thông qua việc tham gia mô hình,dự án thoát nghèo tổ chức thoát nghèo.
Một trong những chuẩn nghèo đa chiều mới là chiều thiếu hụt về việc làm
Huy động tối đa mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tại Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tập trung quán triệt, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu đải của cả hệ thông chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân. Công tác giảm nghèo bên vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tỉnh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ÿ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Các cơ quan báo chí, xuất bản tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chỉ tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no". của người dân và cộng đồng, phân đầu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo".
3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện đi dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng. Quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụy tế, giáo dục, nhà ở, nước sỉnh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi.
4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tôi đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc, gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tích hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo; tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghẻo; đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.
5. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thông nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo; có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ sở đũ liệu về giảm nghèo, tăng cường cung cắp thông tỉn, giúp người nghèo kết nỗi với thị trường lao động, thị trường hàng hoá... Xây dựng mô hình hợp tác xã, tô hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biếu. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
Thục Quyên
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08