Việt Nam cam kết giải quyết tốt vấn đề lao động trẻ em
(LĐXHH)- “Chính phủ Việt Nam đã cam kết giải quyết tốt vấn đề lao động trẻ em, có quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm bóc lột trẻ em, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng, của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em...”. Đây là ý kiến phát biểu nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Nguyễn Thị Hà.
Sáng ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo công bố kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em lần thứ hai.
Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em lần thứ hai của Việt Nam đã xác định có khoảng 5,3% trẻ em và người chưa thành niên trong độ tuổi từ 5 đến 17 là lao động trẻ em (LĐTE). Con số này tương đương với hơn 1 triệu trẻ, trong đó có hơn một nửa em phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
So sánh trong khu vực, tỉ lệ LĐTE tại Việt Nam thấp hơn khoảng 2% so với tỉ lệ trung bình của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. So sánh với kết quả Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em lần thứ nhất được thực hiện vào năm 2012, số liệu gần đây cho thấy tỉ lệ trẻ em tham gia làm việc đã giảm đi đáng kể, từ 15,5% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2018.
Trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc.
Đảm bảo tương lai tươi sáng cho trẻ em Việt Nam
Theo cuộc điều tra gần đây nhất được thực hiện vào năm 2018, có 1.754.066 trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế tại Việt Nam, trong đó có 1.031.944 trẻ là LĐTE. Trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế bao gồm trẻ và người chưa thành niên từ 5 - 17 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế ít nhất là 1 giờ vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu, không phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế là lao động trẻ em.
Đồng nhất với xu hướng chung của toàn cầu, 84% lao động trẻ em tại Việt Nam tập trung ở vùng nông thôn và hơn một nửa số đó làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Những khu vực khác có nhiều lao động trẻ em bao gồm dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Khoảng 40,5% lao động trẻ em là các lao động trong hộ gia đình không được trả lương...
Những kết quả của Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em 2018 được công bố tại Hà Nội ngày hôm nay, cho thấy sự cần thiết của các chính sách và những can thiệp trong những năm tới nhằm giảm thiểu và hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em để đảm bảo một tương lai tươi sáng cho trẻ em Việt Nam và tương lai phát triển bền vững, hội nhập của đất nước.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08