Kinh tế
Việt Nam tiếp tục đặt niềm tin cao vào hệ thống thuế địa phương và các bên liên quan
12:30 PM 12/10/2022
(LĐXH)-Vào đầu tháng 10/2022, ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc) và IFAC (Liên đoàn Kế toán Quốc tế) công bố một nghiên cứu mới “Niềm tin của cộng đồng về thuế”. Được triển khai trên 14 quốc gia bên ngoài G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn), nghiên cứu cho thấy rằng những người nộp thuế tại Việt Nam đang giữ mức độ tin cậy vào các chính trị gia và cơ quan báo chí ở mức tích cực - một yếu tố quan trọng để xây dựng một nền kinh tế có khả năng phục hồi trong thời kỳ đầy thử thách.
Theo nghiên cứu “Niềm tin của cộng đồng về thuế” của ACCA và IFAC, thái độ của người đóng thuế đối với việc nộp thuế được thúc đẩy bởi quan điểm của họ về các tác nhân liên quan đến hệ thống thuế.
 
Một cuộc khảo sát với 5.900 người trên 14 quốc gia - nhiều quốc gia ở các nền kinh tế đang phát triển - cho thấy niềm tin vào hệ thống thuế thấp hơn khi người nộp thuế nhận thấy mức độ tham nhũng và chuyển hướng công quỹ cao hơn. Trong số đó, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức độ tin tưởng ở mức cao đối với các chủ thể quan trọng trong hệ thống thuế như cơ quan thuế, chuyên gia thuế, chính trị gia hoặc kế toán viên .
 
Người Việt sở hữu mức độ tín nhiệm cao đối với các chính trị gia và kế toán viên
 
Kể từ năm 2017, ACCA và IFAC đã bắt đầu thu thập ý kiến của công chúng đối với hệ thống thuế của họ. Nhưng đây là lần đầu tiên cuộc khảo sát của ACCA và IFAC tập trung vào các quốc gia bên ngoài G20. Khảo sát cung cấp thông tin chi tiết về những ai mà người đóng thuế tin tưởng và điều mà họ quan tâm ở các nền kinh tế đang phát triển - nơi được dự đoán mức tăng trưởng dân số cao nhất đến năm 2050 sẽ xảy ra. Cuộc khảo sát được hỗ trợ bởi một loạt các hội nghị bàn tròn để khám phá sâu hơn về thái độ.  
 
Ông Kevin Dancey, Giám đốc điều hành IFAC, cho biết: "Mối quan hệ giữa người nộp thuế và chính phủ, và giữa các doanh nghiệp, xã hội và hệ thống thuế sẽ là nền tảng cho sự tồn tại của các nền kinh tế đang hỗ trợ tất cả chúng ta, trong cả ngắn hạn và dài hạn". Các chính trị gia là trung tâm của quá trình ra quyết định trong chính sách thuế, trong khi hành vi cá nhân của họ có thể thúc đẩy nhận thức và sự tham gia của công chúng về hệ thống thuế.
Những người tham gia khảo sát bàn tròn cho thấy sự thiếu tin tưởng vào các chính trị gia là một rào cản lớn đối với việc tham gia của thuế với các hệ thống.
 
Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho thấy sự tin tưởng vào các chính trị gia ở mức cao nhất: 69,2% số người được hỏi trong nước cho biết họ tin tưởng hoặc rất tin tưởng vào những người làm luật. Con số này này vượt xa quốc gia xếp hạng tiếp theo - Ai Cập, với 41.4% số người được hỏi ở nước này phản hồi rằng họ đặt niềm tin vào các chính trị gia.
 
Ai Cập và Việt Nam là những quốc gia duy nhất mà số lượng người được hỏi phản hồi rằng họ có mức độ tin tưởng lớn hơn không tin tưởng. Nhìn chung, có một tâm lý không tin tưởng cao đối với các chính trị gia trong số các quốc gia khác, với thâm hụt niềm tin ròng ở mức -25%.
 
Một tác nhân khác trong hệ thống thuế là kế toán viên chuyên nghiệp, những người hỗ trợ người nộp thuế trong việc tương tác với hệ thống thuế. Họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các chính phủ xây dựng chính sách thuế dựa trên các số liệu. Trái ngược với mức thâm hụt tín nhiệm chung, trên tất cả các quốc gia trong cuộc khảo sát, niềm tin vào kế toán viên là cao nhất so với bất kỳ nhóm các bên liên quan nào. Những người được khảo sát cho thấy niềm tin rõ ràng rằng kế toán đóng vai trò tích cực, góp phần vào hệ thống thuế hiệu quả hơn (71,9%), chất lượng tốt hơn (70,2%) và công bằng hơn (67,4%). Tỷ lệ mất lòng tin thấp nhất là ở Việt Nam; chỉ 3.6% số người được hỏi trong nước nói rằng họ không tin tưởng hoặc rất mất lòng tin vào kế toán thuế chuyên nghiệp.
 
Ngoài ra, sự tin tưởng vào các phương tiện truyền thông đạt mức cao nhất ở Việt Nam và Nigeria, với lần lượt 61,3% và 59,4% người được hỏi cho thấy mức độ tin tưởng nhất định. 53.9% người được hỏi ở Kenya cũng cho thấy mức độ tin tưởng vào các phương tiện truyền thông.
 
Trải nghiệm chung về hệ thống thuế
 
Thông tin trong báo cáo cho thấy, dịch vụ trực tuyến được xếp hạng là dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong việc quản lý thuế với 42,2% số người được hỏi lựa chọn. Trong khảo sát giữa các nước G20 vào năm trước, chỉ có 36,9% số người được hỏi lựa chọn phương án trên. Xếp ngay sau đó là việc sử dụng các kế toán thuế chuyên nghiệp, được 41,2% số người lựa chọn trong báo cáo năm nay.
 
Tỷ lệ trên cũng cho thấy người nộp thuế đang sử dụng ít nhất hai dịch vụ, hoặc có thể là ba dịch vụ trở lên (dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp, dịch vụ thuế trực tuyến, phần mềm kế toán, luật sư thuế chuyên nghiệp), để quản lý các hạng mục về thuế của mình, - Tại Việt Nam, người nộp thuế cũng đang sử dụng hai dịch vụ trở lên, trong đó phổ biến nhất là sử dụng các kế toán thuế chuyên nghiệp với tỷ lệ 59,4%
Những người được hỏi cũng ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng các ưu đãi thuế cho các xu hướng lớn như biến đổi khí hậu (73,8%) và lão hoá dân số (72,8%) hoặc thúc đẩy kết quả kinh tế tích cực cụ thể như sử dụng ưu đãi thuế để thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư (73,9%) .
 
Ông Ren Varma, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ACCA cho biết “ACCA tin rằng các chuyên gia tài chính đóng một vai trò thiết yếu trong việc chuyển đổi thế giới tương lai theo hướng công bằng, sống xanh và toàn diện hơn; và từ nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy rằng công chúng cũng tin tưởng vào vai trò tích cực và hiệu quả của nghề kế toán. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật cho các chuyên gia tài chính, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ những thông tin chi tiết và dữ liệu, chẳng hạn như trong nghiên cứu Niềm tin Cộng Đồng về Thuế, để nâng cao lòng tin và sự tham gia của xã hội, qua đó không chỉ góp phần định hình lại hệ thống thuế hiện hành mà còn hướng tới một nền kinh tế thịnh vượng, bền vững và một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai.”
 
Cuộc khảo sát Niềm tin Cộng đồng về Thuế là một sáng kiến ​​được thực hiện bởi ACCA và IFAC nhằm góp phần nâng cao lòng tin vào thuế khi các xã hội trên thế giới đối mặt với những thách thức từ môi trường kinh tế, xã hội và thể chất mới hậu đại dịch./.
MH
 
Từ khóa: