Ông Trần Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc Tây cho biết: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, UBND huyện, xã đã kiện toàn Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các ấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Theo đó, hằng năm, thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã An Lạc Tây đã ban hành đầy đủ các kế hoạch, văn bản liên quan đên công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ làm nông nghiệp có mức sống trung bình, triển khai đến từng ấp trên địa bàn. Đồng thời, xã còn tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nhèo bền vững. Công tác tuyên truyền, thông tin luôn được các ngành, đoàn thể, các tổ tuyên truyền cho tất cả cán bộ, đảng viên thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ, đối với quần chúng nhân dân được tuyên truyền thông qua các cuộc họp ở ấp. Kết quả, có 18 cuộc tuyên truyền với hơn 810 lượt tham dự. Bên cạnh đó, chính sách giảm nghèo cũng được tổ chức tuyên truyền qua các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với nhân dân, giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri.
Cùng với đó, xã còn phối hợp với các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể xã thực hiện công tác dạy nghề, và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực. Các đoàn thể phối hợp chặc chẽ với Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp chăn nuôi, kỹ thuật trồng cây ăn quả. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, xã đã phối hợp mở 03 lớp dạy nghề cho người dân, qua đó góp phần giải quyết việc làm, năng cao năng xuất lao động, tăng thu nhập, giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trang bị kỹ năng nghề cho lao động nông thôn là giải pháp giảm nghèo hiệu quả được xã An Lạc Tây đẩy mạnh tại địa phương
Trong năm 2023, xã An Lạc Tây đã giới thiệu việc làm cho 125 người (đạt 100% kế hoạch), xuất khẩu lao động 04 lao động (đạt 400 % so với kế hoạch), số lao động qua đào tạo là 125 người (đạt 104,16 %), số lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ là 50 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 101,11 %, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ đạt 123,48 % kế hoạch.
Ngoài ra, hàng năm từ nguồn quỹ vận động từ các mạnh thường quân, xã đã chăm lo, hỗ trợ về đời sống thiết yếu cho người nghèo, nhiều loại hình hỗ trợ đa dạng được thực hiện như hỗ trợ quà tết, tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế,…. Các tổ chức đoàn thể đã chủ động phối hợp với các ngành tập huấn khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho các hội viên, hộ gia đình, góp phần giúp các hội viên, hộ gia đình phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt công tác chăm lo, hỗ trợ tiếp sức cho người nghèo để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh những chính sách của Đảng, Nhà nước, còn có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo trong xã có thêm cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, tiếp tục triển khai cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, sử dung có hiệu quả quỹ vì người nghèo tại đơn vị.
Thực hiện các dự án, tiểu dự án giảm nghèo hiệu quả
Mô hình chăn nuôi mang lại hiểu quả kinh tế cao góp phần tạo việc làm và giảm nghhèo bền vững tại xã An Lạc Tây
Theo UBND xã An Lạc Tây, nguồn vốn được huyện phân bổ hằng năm cho địa phương triền khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được xã triển khai đúng tiến độ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như: Năm 2022, nguồn vốn được phân bổ về dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 98 triệu đồng, từ nguồn vốn này, UBND xã đã thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản, hỗ trợ cho 05 hộ cận nghèo và dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Còn đối với nguồn vốn phân bổ là 42 triệu đồng đã hỗ trợ cho 02 hộ nghèo trên địa bàn xã đã thoát nghèo bền vững. Năm 2023, nguồn vốn được phân bổ về dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 263 triệu đồng. Theo đó, UBND xã đã thực hiện mô hình chăn nuôi bó sinh sản, hỗ trợ cho 13 hộ cận nghèo. Còn dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với nguồn vốn phân bổ là 337,7 triệu đồng đã hỗ trợ cho 18 hộ nghèo trên địa bàn xã.
Theo đánh giá của UBND xã An Lạc Tây, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo của địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Hiện nay, có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo dẫn đến nguồn lực không tập trung, chồng chéo, bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét. Ngoài ra, người dân còn trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên nhiều hộ không muốn vươn lên thoát nghèo. Các chương trình giới thiệu việc làm, các lớp dạy nghề chưa đa đạng, phong phú nên chưa thu hút được người học quan tâm. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ thoát nghèo chưa bền vững.
Vì vậy, để thực hiện hiệu quả về công tác giảm nghèo trong thời gian tới, xã An Lạc Tây đề ra các giải pháp trọng tâm để thực hiệt đạt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của chương trình MTQG giảm nghèo bền vững như: Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác giảm nghèo, để nâng cao nhận thức, chuyển biến tư tưởng trong nhân dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo. Đồng thời, phối hợp tốt với các ngành, đoàn thể để khảo sát nhu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo để phân bổ nguồn vốn phù hợp, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, xã tập trung xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm, vận động mở các lợp nghề tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho lao động nông thôn, hộ nghèo học nghề gắn với việc làm và giảm nghèo bền vững. Đồng thời, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm GDNN, Trung tâm DVVL tỉnh Sóc Trăng, các đơn vị doanh nghiệp tổ chức thường xuyên các Phiên giao dịch việc làm tại địa phương để tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước động cho lao động nông thôn, đặc biệt ưu tiên lao động diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Mặt khác, xã tiếp tục nhân rộng rãi các mô hình kinh tế hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững. Kịp thời biểu dương khen thưởng, nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình, gương mẫu trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững./.
Vương Hoàng
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47