Yên Bái: Lãnh đạo chăm lo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội
(LĐXH)- Chương trình hành động Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022 của Tỉnh ủy Yên Bái xác định: Chăm lo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.
Theo đó, Chương trình hành động hướng tới quan tâm thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và nhân dân, phấn đấu năm 2022 có khoảng 19% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, 11% tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có giải pháp hỗ trợ người dân thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo duy trì tham gia bảo hiểm y tế.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Yên Bái chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Có giải pháp hỗ trợ người lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã về địa phương tiếp tục trở lại nơi làm việc cũ khi dịch bệnh được kiểm soát an toàn; đồng thời quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho số công nhân không có nhu cầu trở lại nơi làm việc cũ.
Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo mới; nhất là khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo.
Cùng với đó, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao so với vùng thấp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ dân trí, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển, tạo sinh kế ổn định cho người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc./.
Hồng Anh
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08