Yên Bái: Nỗ lực phát triển nghề công tác xã hội, góp phần trợ giúp người dân và các đối tượng yếu thế
(LĐXH)- Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, song thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm chính sách an sinh xã hội, trong đó có phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) nhằm góp phần trợ giúp cho người dân và các đối tượng yếu thế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên ổn định cuộc sống.
Tỉnh Yên Bái đang tập trung rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm công tác xã hội tại các cơ sở liên quan
Hàng năm, Sở Lao động - TBXH đều tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển nghề CTXH, Chương trình trợ giúp người khuyết tật và Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng ban hành Quyết định về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương, trên cơ sở đó, Sở Lao động- TBXH ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện.
Trong lĩnh vực CTXH, tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các cấp, các ngành phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2025, đạt ít nhất 40% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội.
Ít nhất có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.
Đạt cơ cấu tối thiểu 40% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so với năm 2020.
Bảo đảm ít nhất 85% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh có đủ điều kiện được trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
Từ năm 2026 đến năm 2030, có 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội.
Đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 30% so với năm 2025.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 40% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan.
Bảo đảm ít nhất 90% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh có đủ điều kiện được trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong tâm như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác xã hội; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội.
Cùng với đó, phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng 01 mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh; nghiên cứu đề xuất thí điểm xây dựng một số mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn, mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh. Giai đoạn 2026 - 2030, duy trì, nâng cấp, nhân rộng các mô hình đã xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, trại giam và xã, phường, thị trấn.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46