150 gian hàng tham gia Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020
(LĐXH) Với chủ đề: “Kết nối chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm làng nghề Việt Nam”, Hội chợ "Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020" sẽ diễn ra từ ngày 5/11 đến 9/11/2020 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, Hà Nội.
Chiều ngày 19/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ "Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020".
Ban tổ chức cho biết, hội chợ làng nghề và sản phẩm mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Việt Nam là sự kiện thường niên của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm mục đích quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 (OCOP) theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đặc biệt, hội chợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm với quy mô rộng, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn, khôi phục và phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc theo chủ trương phát triển nông thôn mới...
và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2020.
Đến thời điểm này, ban tổ chức hội chợ đã nhận được sự tham gia của 100 gian hàng của hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước từ nhiều tổ chức, đơn vị, các đơn vị làng nghề, phố nghề; các nghệ nhân, thợ thủ công, hộ gia đình, câu lạc bộ, hợp tác xã; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, trang trại, cơ sở làng nghề; các đơn vị cung ứng, dịch vụ hỗ trợ.
Các gian hàng được phân chia thành các khu vực sau: Khu trưng bày chung đặt tại khu vực trung tâm hội chợ được thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm tôn vinh những sản phẩm làng nghề tiêu biểu. Khu gian hàng của các tỉnh, thành phố: Trưng bày, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Khu gian hàng của doanh nghiệp: Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm OCOP, các sản phẩm phụ trợ cho phát triển ngành nghề nông thôn…Khu thao diễn tay nghề, nghệ nhân thao diễn tại chỗ: Nghề gỗ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, nghề đồng…Trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP được các địa phương đánh giá, xếp hạng 4 sao và sản phẩm đề nghị Trung ương công nhận đạt 5 sao.…
Theo ông Đào Văn Hồ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp: đây là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được tổ chức hàng năm với mục đích quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam; thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cũng như thực hiện hỗ trợ kết nối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; quảng bá thương hiệu, khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của các địa phương lên tầm quốc gia…
Đánh giá về sự lan tỏa của các kỳ hội chợ cũng như sự phát triển của các sản phẩm OCOP trên thị trường, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam- cho biết: sau 15 năm triển khai thực hiện, hội chợ đã góp phần quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề Việt Nam. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình OCOP thì các sản phẩm OCOP đã được quảng bá rộng rãi tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội được thị trường trong và ngoài nước đón nhận. Đến nay đã có trên 1.800 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận 3 sao và 4 sao, hiện đang có 48 sản phẩm dự thi 5 sao.
Cũng tại hội chợ lần này, ban tổ chức còn tổ chức hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020, nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế sản phẩm thủ công phát huy ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Qua đó, tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Vinamilk 2024: 2 ngày có một sản phẩm mới, nhiều ngành hàng tăng trưởng vượt bậc
28-12-2024 16:59 08
-
Sau 4 năm thua lỗ triền miên, Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục
28-12-2024 16:58 12
-
Giữa ồn ào vụ giá đỗ ngâm hóa chất, Bách Hóa Xanh kinh doanh sao?
28-12-2024 14:49 46
-
Cổ phiếu chủ Bách Hoá Xanh bị bán tháo, YEG sàn 2 phiên liên tiếp
27-12-2024 15:29 47
-
Xi măng Long Sơn – Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế
27-12-2024 15:53 46
-
Trung Quốc vượt mốc một tỉ thuê bao 5G
27-12-2024 11:00 04