Bắc Giang: Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới
(LĐXH) – Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm; Đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.
Thực hiện Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch số 183/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự tham gia của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới; Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025
Với mục tiêu tuyên truyền phổ biến, cập nhật thông tin pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân về thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, mục tiêu cụ thể hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 lượt. Đến năm 2025, 100% các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm; Đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ Chỉ số về giới trong truyền thông; Đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới. Đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025. Mỗi huyện, thành phố, mỗi xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài, phóng sự truyền thông, phổ biến các quy định pháp luật, chính sách, thông tin về bình đẳng giới cho người dân trong cộng đồng trên Đài Phát thanh huyện, xã, hệ thống thông tin cơ sở.
Để đạt được mục tiêu, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cán bộ cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho từng nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em…
Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở đổi mới hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; Xây dựng tài liệu tập huấn, tuyên truyền, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, từ tỉnh tới cơ sở; Vận dụng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trong các cơ quan truyền thông các cấp; Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có nội dung vi phạm chính sách bình đẳng giới…/.
Minh Cảnh
Từ khóa:
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
-
Quảng Ngãi: Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm
23-12-2024 15:36 54
-
Ninh Thuận phấn đấu để người có công có mức sống ổn định so với cộng đồng
02-12-2024 15:43 31
-
Nghệ An nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới
17-12-2024 14:10 45
-
Nhìn lại công tác phòng, chống mại dâm tại một số địa bàn trọng điểm
04-12-2024 14:07 23
-
Tăng cường tuyên truyền nhận biết các hình thức mại dâm trá hình
02-12-2024 14:00 12
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00