Bạc Liêu: Tập trung thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Nghị quyết 28-NQ/TW (NQ28) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đã khẳng định: BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước…
Việc tích cực thực hiện tốt chính sách BHXH có ý nghĩa, vai trò đặc biệt cho tăng trưởng, giải quyết hài hòa bài toán an sinh với phát triển kinh tế; thể hiện chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo cho phát triển bền vững.
Tuy nhiên, NQ28 cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập tồn tại trong thời gian qua. Đó là hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH còn chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hóa dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ BHXH tăng chậm; số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH chậm được khắc phục. Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.
Tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động
Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa thật sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện BHTN còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ BHXH chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững…
Thực hiện NQ28, thời gian qua BHXH tỉnh đã tích cực làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp, kết hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhân dân, doanh nghiệp tham BHXH và chấp hành tốt chính sách pháp luật về BHXH. Cụ thể năm 2018, BHXH tỉnh đã tổ chức gần 100 cuộc hội nghị, tập huấn, tọa đàm, đối thoại về chính sách BHXH, BHYT và BHTN cho nhân dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn tổ chức 10 cuộc tuyên truyền lưu động và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền trực quan, đặc biệt là tổ chức thí điểm bán thẻ BHYT tại chỗ ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng nông thôn hưởng lợi từ các chính sách BHYT. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, BHXH còn tập trung giải quyết tốt các chế độ chính sách, không ngừng nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ và thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác thanh - kiểm tra, giám định góp phần quản lý tốt quỹ BHXH, BHYT, BHTN...
Tuy nhiên, việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân khách quan, nhiều hộ gia đình hiện nay chưa nhận thức, chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của việc tham gia BHXH tự nguyện và BHYT. Nhiều doanh nghiệp còn né tránh, trốn tránh trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, tình trạng nợ tiền BHXH, BHYT còn kéo dài, việc lạm dụng và trục lợi từ quỹ BHXH, BHYT vẫn còn xảy ra…
Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra mục tiêu đến năm 2021 đạt khoảng 35% lao động (LĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH. Trong đó, nông dân và LĐ khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% LĐ trong độ tuổi; khoảng 28% LĐ trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%; đến năm 2025 đạt khoảng 45% lực lượng LĐ trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và LĐ khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5%; khoảng 35% LĐ trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85% và đến năm 2030 đạt khoảng 60% LĐ trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và LĐ khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng LĐ trong độ tuổi; khoảng 45% LĐ trong độ tuổi tham gia BHTN; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%...
Ngọc Trung
Từ khóa:
-
Công tác xã hội kết nối, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Yên Bái
05-11-2024 14:01 50
-
Yên Bái hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ em
04-11-2024 15:34 16
-
TP.HCM: Một ngày phát triển thêm 1.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
03-11-2024 11:50 18
-
Hiệu quả chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, nhà vệ sinh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện Định Hoá
31-10-2024 13:24 23
-
Quảng Ninh: Tích cực phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
31-10-2024 13:23 57
-
Khánh Hoà: Đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
31-10-2024 11:24 10