Bắc Mê chú trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
(LĐXH)- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã được các cấp, các ngành huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) đặc biệt quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập ổn định cho người dân tại địa phương.
Áp dụng theo tiêu chí huyện nghèo giai đoạn 2017 – 2020 được Chính phủ ban hành thì huyện Bắc Mê thuộc huyện 30a. Từng bước khắc phục khó khăn, trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để vươn lên phát triển. Trong đó, để công tác đào tạo nghề phát huy được hiệu qủa, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND huyện Bắc Mê đã chỉ đạo Trung tâm giáo dục – dạy nghề huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động, đồng thời gắn với quy hoạch phát triển kinh -tế xã hội của từng địa phương. Qua đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong chính quyền và người dân các xã. Nhờ vậy, số lượng lao động được đào tạo nghề trên địa bàn huyện ngày càng tăng.
Bà Lưu Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê, cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song Trung tâm đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tuyển sinh mở lớp đào tạo nghề tại 13/13 xã, thị trấn. Hầu hết các xã đều có lớp đào tạo nghề lưu động tại các thôn, bản. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng luôn chú trọng mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nữ trên cơ sở khảo sát đúng nhu cầu của người lao động nên nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao từ phía người dân và chính quyền địa phương. Hàng năm, công tác đào tạo nghề luôn đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Theo báo cáo của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê, khẳng định: Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 6 lớp đào tạo nghề cho 210 học viên, tập trung vào các nghề, như: trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng,... Sau các lớp dạy nghề, nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mở rộng quy mô sản xuất; tạo việc làm cho chính mình cũng như nhiều lao động khác. Do vậy, hiệu suất lao động, mức thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt, thông qua các ban, ngành, đoàn thể giới thiệu, số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề.
Riêng đối với các nghề nông nghiệp (chiếm tới 80%) như: trồng rau an toàn, nhân giống cây ăn quả, trồng và nhân giống nấm, nuôi phòng trị bệnh cho trâu bò…, học viên sau khi hoàn thành khóa học đã tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật cơ bản, từ đó tự tạo việc làm theo nghề đã học, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhờ chú trọng công tác tuyển sinh đúng đối tượng, đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên sâu, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thực hành, bố trí địa điểm học lý thuyết và thực hành thuận lợi cho người học, chuẩn bị đầy đủ giáo cụ, vật tư thực hành và mời một số giáo viên thỉnh giảng là kỹ sư, cử nhân công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y… tham gia giảng dạy nên các lớp dạy nghề, đào tạo của Trung tâm đều đạt kết quả cao, người học nắm bắt tốt kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng nghề. Vì thế, sau khi học xong, hầu hết học viên đều có thể vận dụng tốt vào sản xuất.
Đi đôi với việc đào tạo nghề cho cho nông thôn, năm 2019, UBND huyện còn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp tổ chức Hội chợ giới thiệu, tư vấn việc làm cho đoàn viên, thanh niên nhằm tăng thêm số lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đây được coi là hoạt động thiết thực, bởi lao động nông thôn hiện nay trình độ rất đa dạng, nhu cầu thực tế của lao động là rất phong phú. Sau khi được các đơn vị tuyển dụng lao động tư vấn, nhiều lao động có cơ hội tiếp cận với các cơ chế, chính sách cũng như những thông tin cần thiết, để từ đó có những định hướng phù hợp cho bản thân.
Mục tiêu trong năm 2019, huyện Bắc Mê sẽ giải quyết và giới thiệu việc làm mới cho 1.320 lao động, trong đó, làm việc tại địa phương 960 lao động, đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động 360 người.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48