Bình Định: Thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
(LĐXH)- Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, thời gian qua công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em của tỉnh Bình Được đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng của tỉnh được quan tâm chăm sóc đầy đủ cả về vật chất, tinh thần.
Căn cứ vào Quyết định số 98/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành Chương trình công tác lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội năm 2019 và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định, ngành LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định đã tập trung vào các khâu đột phá về lĩnh vực công tác của ngành, đặt biệt năm 2019, tỉnh đã có các giải pháp triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Hiện nay, tỉnh Bình Định có 345.000 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 23% dân số), 110.000 trẻ em dưới 6 tuổi (chiếm 7,3% dân số). Số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khoảng 32.000 trẻ, trong đó gần 28.000 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khoảng 3.500 trẻ em. Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của cộng đồng, trong những năm qua công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh đã đạt được kết quả khích lệ. Đến nay, 100% số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế kịp thời; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chỉ còn 9%; Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 100%.
Năm 2018, có 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định 34/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2019, là năm đầu tiên đánh giá theo 13 tiêu chí được quy định tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng chính phủ, hiện toàn tỉnh có 135/159 xã đạt xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt tỷ lệ 84,9%.
Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua tỉnh đã chú trọng công tác chỉ đạo điều hành như: Thường xuyên kiện toàn, củng cố Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp từ cấp tỉnh, huyện, xã và ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai công tác BVCSTE, tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Tất cả các chương trình BVCSTE đều được tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể trong tỉnh phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ triển khai thực hiện tốt công tác BVCSTE của tỉnh.
Tặng quà cho trẻ em trên địa bàn tỉnh
Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng trong những năm qua, Bình Định luôn dành nhiều sự quan tâm cho công tác BVCSTE. Năm 2019, ngân sách tỉnh dành kinh phí cho công tác BVCSTE là 6,1 tỷ đồng. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã huy động từ các nguồn khác khoảng 3,4 tỷ đồng chi hỗ trợ cho trẻ em dưới các hình thức như tặng suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, tặng xe đạp, khám sàng lọc, phẫu thuật tim, phẫu thuật nụ cười, phẫu thuật khuyết tật vận động cho trẻ em.
Về nhân lực, địa phương chú trọng xây dựng đội ngũ những người làm công tác BVCSTE các cấp từ tỉnh, huyện đến cấp xã. Cấp Sở có Phòng BVCSTE và bình đẳng giới, cấp huyện có 01 đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách công tác trẻ em, cấp xã có 01 cán bộ kiêm nhiệm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 1.608 cộng tác viên làm công tác BVCSTE ở khắp các thôn, làng, khu phố, các cộng tác viên được trả mức thù lao hàng tháng bằng 0,1 nhân mức lương cơ sở và thường xuyên duy trì giao ban công tác BVCSTE hàng quý.
Đối với công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, ngoài việc thường xuyên chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em, tỉnh còn tập trung mở các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè, huy động các nguồn lực xã hội hóa xây dựng các bể bơi di động tại các địa phương chưa có hồ bơi, tổ chức hội thi bơi dành cho trẻ em để thúc đẩy phong trào học bơi. Các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp phòng, chống đuối nước cho trẻ em, phối hợp tổ chức truyền thông khắp các trường học về phòng, chống tai nạn thương tích, hướng dẫn các em cách sơ cấp cứu ban đầu để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. Chuyển hướng từ hình thức truyền thông trên các phương tiện truyền thông, làm pano, áp phích, sang tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng cho trẻ em, nhằm nâng cao nhận thức và những kỹ năng cần thiết để giúp các em biết cách tự bảo vệ mình, phòng, chống bị xâm hại, bạo lực.
Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng đã chú trọng đến đối tượng truyền thông là cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tại các nhà trẻ tư nhân, các nhóm trẻ gia đình, các bà mẹ, bà dì của Làng trẻ em SOS Quy Nhơn. Trang bị cho họ những nội dung chủ yếu của Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Tập huấn cho chủ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống về Luật Trẻ em và những điều cần lưu ý về sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên được quy định trong Bộ luật Lao động để ngăn ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em...
Đối với chương trình thực hiện quyền tham gia của trẻ em, tỉnh Bình Định là một trong những địa phương được Trung ương chọn thí điểm xây dựng thành lập Hội đồng Trẻ em cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả. Nhiều hoạt động do trẻ em khởi xướng và tổ chức thực hiện từ các mô hình: câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em được thành lập tại các trường học và cộng đồng. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh duy trì việc tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh (năm 2019 tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh lần thứ 7), đồng thời một số huyện trong tỉnh cũng đã thường xuyên duy trì tổ chức Diễn đàn trẻ em hàng năm.
Trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương lồng ghép đưa tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em là một trong những tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới... Đồng thời kiến nghị đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu trẻ em, cải tiến một số tính năng (tổng hợp dữ liệu, báo trùng khi cập nhật chuyển đi, chuyển đến), kết nối, chia sẻ với dữ liệu quốc gia về dân cư để tránh cho địa phương phải cập nhật nhiều phần mềm như bảo trợ xã hội, việc làm, giáo dục nghề nghiệp…
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46