Bộ LĐTB&XH đề cao tầm quan trọng của truyền thông chính sách
(LĐXH)- Sáng 3/11 tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị hướng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo, công chức làm đầu mối công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại Hội nghị
Trình bày tham luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH) cho biết, lãnh đạo Bộ luôn xác định nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bộ luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách, do đó đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận trong quá trình xây dựng chính sách.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh thời gian tới cần chú trọng đầu tư cho công tác truyền thông chính sách. Bài học từ thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào có sự hiểu rõ về chính sách thì mới có được sự đồng thuận chính sách; hiểu chính sách, pháp luật để tự giác tuân thủ chính sách, pháp luật; hiểu pháp luật để từ đó vận động người khác tuân thủ pháp luật và hưởng ứng chính sách chung của Đảng và Nhà nước.
Quan điểm, chủ trương đúng đắn nếu không được tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời, thậm chí bị tuyên truyền sai, sẽ dẫn đến sự phản đối của người dân (như Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Điều 56 quy định về tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ...), từ đó gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Do tầm quan trọng của công tác tuyên truyền PBGDPL nên sau khi văn bản QPPL được ban hành, muốn được triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật đó đến mọi tầng lớp nhân để trang bị cho họ kiến thức cơ bản về pháp luật. Trong đó, tập trung vào các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng yếu thế: người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số...
“Chúng ta phải tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bố trí một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thường xuyên của Bộ để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền PBGDPL” - ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.Ông Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế chia sẻ thông tin tại Hội nghị
Cũng tại Hội nghị, ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ tư pháp đã trình bày nội dung về “Mục đích, ý nghĩa và tình hình triển khai công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL trong thời gian vừa qua”; ông Phạm Phúc Hưng – Tổng Thư ký Tòa soạn báo Điện tử Dân trí trình bày nội dung “Báo chí, truyền thông với truyền thông chính sách nói chung và lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng”.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược luôn được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhằm tạo dựng hệ thống khung khổ pháp luật ngày càng hoàn thiện cho phát triển kinh tế bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, người dân.
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 được tập trung vào hoạt động phổ biến, giới thiệu chuyên đề “Nâng cao năng lực xây dựng và phổ biến pháp luật của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội”.
Nội dung này gắn bó chặt chẽ và góp phần thiết thực tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về lao động nói riêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, nâng cao nhận thức hiểu biết và thực thi pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi đề nghị trong thời gian tới, các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật; không để nợ các văn bản pháp luật; chính sách pháp luật cần dựa trên cuộc sống, không được lồng ghép “lợi ích nhóm” khi xây dựng pháp luật.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu đơn vị trong xây dựng pháp luật; đồng thời đề nghị các đơn vị phối hợp có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với các cơ quan truyền thông của Bộ./.
Từ khóa:
ngày pháp
-
Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
19-11-2024 14:09 02
-
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
16-11-2024 12:05 10
-
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
16-11-2024 05:44 51
-
Khơi dậy lý tưởng cách mạng của lực lượng cán bộ trẻ hướng tới phát triển tổ chức Đảng vững mạnh
25-10-2024 10:04 18
-
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
05-11-2024 14:56 51
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
04-11-2024 20:35 46