Có thể khẳng định, thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách; tổ chức hội nghị hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp lập hồ sơ hỗ trợ người lao động, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành liên quan. Nhiều địa phương đã có văn bản ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt hồ sơ và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Đặc biệt là tại một số địa phương có số lượng người lao động đông, chiếm tỷ trọng kinh phí chi trả lớn trong cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Long An… công tác triển khai thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg đều có sự phối hợp, tham gia ngay từ ban đầu của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể… góp phần rút ngắn thời gian hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện được nhanh chóng, đúng đối tượng…
Mặc dù đã có nhiều thành công trong quá trình thực hiện, song một số địa phương triển khai còn chậm, số lượng hồ sơ tiếp nhận, tiến độ phê duyệt, giải ngân chưa được như kỳ vọng. Lý do là một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm chưa cao; chưa quyết liệt trong việc triển khai chính sách; việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đầy đủ, kịp thời. Tiếp đó, trình tự, thủ tục thực hiện đã được đơn giản hóa nhưng trong thực hiện tại một số địa phương, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ bổ sung để chứng minh về tình trạng ở thuê, ở trọ như hợp đồng thuê nhà, giấy đăng ký kinh doanh của chủ nhà trọ, giấy đăng ký tạm trú… Bên cạnh đó, người sử dụng lao động lập và gửi hồ sơ đề nghị muộn do muốn gộp 3 tháng vào làm thủ tục 01 lần nên đến tháng 7/2022 hầu hết người sử dụng lao động mới tiến hành các thủ tục đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Về phía người lao động e ngại khi lập đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà sẽ gặp khó khăn trong việc cư trú vì liên quan đến việc đăng ký tạm vắng, tạm trú. Có trường hợp cán bộ, công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp huyện còn lúng túng, chưa nắm vững chuyên môn trong việc hướng dẫn doanh nghiệp, có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc triển khai chính sách. Việc bố trí, sử dụng kinh phí để triển khai thực hiện chính sách chậm nên kinh phí hỗ trợ không kịp thời đến được với người lao động.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48