Chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực và có trách nhiệm trong giảm phát thải khí nhà kính
(LĐXH)- Chiều ngày 30/1/2024, Báo Xây dựng phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải nhà kính” nhằm nâng cao nhận thức, chuyên môn của doanh nghiệp trong chủ trương phát triển bền vững, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng sạch. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS).
Chủ động, tích cực tham gia vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng khẳng định: Trước những thách thức của biến đổi khí hậu về mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, an ninh toàn cầu, mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo đóng góp do quốc gia tự quyết định thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C vào cuối thế kỷ này.
Trước những khó khăn trên, Chính phủ nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng đã chủ động, tích cực tham gia vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Chính phủ đã đưa ra cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu này tại Hội nghị COP 26. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được cần rất nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay cùng thực hiện của cả nền kinh tế.
Báo Xây dựng là cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, luôn đồng hành cùng việc triển khai các chế độ chính sách, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin chính sách liên quan đến khoa học, môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Báo Xây dựng đã phối hợp với Viện Đào tạo, tư vấn và phát triển kinh tế tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” để cùng đưa ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường trong việc ứng dụng khí sạch LNG vào nhà máy sản xuất điện, khu dân cư, xưởng sản xuất thực phẩm, nhiên liệu thay thế cho xăng và dầu trong ngành Công nghiệp và Xây dựng.
Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng phát biểu khai mạc Hội thảo.
Theo TS. Nguyễn Hữu Lương - Chuyên gia cao cấp, Viện Dầu khí Việt Nam, nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng LNG để giảm thiểu tác động môi trường.
LNG là khí thiên nhiên hóa lỏng được chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. LNG được tạo ra bằng cách hạ nhiệt độ xuống âm sâu ở nhiệt độ -260 độ F (-162 độ C) ở áp suất khí quyển. Khi đó, khí thiên nhiên ở trạng thái khí sẽ chuyển sang trạng thái lỏng.
Hiện nay, thị trường sử dụng chủ yếu của khí thiên nhiên sẽ là những nhà máy sản xuất điện, nhà máy sản xuất điện khí, nhà máy sản xuất điện LNG. Cạnh đó, LNG cũng sẽ được sử dụng trong công nghiệp và dịch vụ... Hiện trên thế giới cũng đã hình thành nên những tuyến đường vận chuyển LNG từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. LNG phân bố trữ lượng không đồng đều, ví dụ trữ lượng nhiều như khu vực Trung Đông, Nga... bên cạnh đó có những nơi trữ lượng thấp như châu Âu.
LNG có thể được vận chuyển bằng đường biển (tàu) hoặc đường bộ (xe bồn, tank truck, xe lửa).
Ứng dụng của LNG bao gồm 5 ứng dụng chính, bao gồm: Dân dụng và thương mại như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hộ gia đình và tòa nhà; Trong giao thông vận tải sẽ làm nhiên liệu để thay thế cho DO & FO; Trong Công nghiệp làm nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho sản xuất thép, xi măng, gốm... Điện khí/LNG sạch hơn ½ phát thải so với điện than truyền thống, là bước chuyển tiếp từ than sang năng lượng tái tạo; Trong hóa chất/hóa dầu: sản xuất phân bón, các loại nhựa, xơ, sợi...
Quang cảnh Hội thảo.
Khó khăn, thách thức và giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG
Nói về các khó khăn, thách thức và giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII, TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng: Khó khăn và thách thức lớn nhất hiện nay: Thiếu cơ chế, chính sách cho mọi hoạt động của chuỗi khi điện LNG và tiêu thụ điện LNG; Hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN còn thiểu khi Chính phủ không còn bảo lãnh cho tất cả các loại hình dự án; Cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý các cấp như hiện tại sẽ làm giảm hiệu quả và nhiệt huyết của các nhà đầu tư và đối tác trong chuỗi dự án.
Các nhóm giải pháp cần tập trung là: Thay đổi nhận thức và tư duy: Điện khí LNG không phải chỉ có kho cảng LNG và Nhà máy điện; Điện khi LNG cần được hấp thụ bởi các khu/cụm công nghiệp và các nhà máy; Điện khí LNG cần được vận hành theo thông lệ quốc tế đó là thị trường và thị trường dài hạn; Giá điện và giá khí LNG cần phải neo theo giá dầu thô trong công thức giá; Các cam kết dài hạn và thị trường cũng là các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện theo sát với mục tiêu trong các quy hoạch Điện: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho cảng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; Thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG; Kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu dùng; Tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện (Qc).
Sửa đổi Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế, Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn: Quy hoạch, xây dựng tập trung và đồng bộ cụm kho cảng LNG, Nhà máy điện và các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô sử dụng điện đủ lớn; Thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG; Kích cầu điện, kích thích sản xuất, kích thích tiêu thụ dùng; Tháo gỡ nút thắt liên quan đến cam kết huy động tổng sản lượng điện (Qc).
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quy chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước: Đảm bảo các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong Hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện; Các Tập đoàn kinh tế Nhà nước được quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của Tập đoàn trong các giao dịch pháp luật – kinh tế - thương mại; Nút thắt về báo lãnh Chính phủ được tháo gỡ.
Cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ: Chính phủ Ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo về khối lượng cho nhà đầu tư; Tỷ giá sẽ do thị trường quyết định; Rủi ro khi đó sẽ do thị trường quyết định; Nút thắt về cam kết bảo lãnh/bảo đảm chuyền đồi ngoại tệ/nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG được tháo gỡ.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế: Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; Có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khí LNG; Lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai; Hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch Điện 8 và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Cần thiết một Nghị quyết chuyên đề của quốc hội để đảm bảo mục tiêu Quy hoạch năng lượng và Quy hoạch Điện 8. Có cơ hội để xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung; Có cơ hội để xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khi LNG; Lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghiệp, tài chính và kinh nghiệm triển khai; Hợp tác quốc tế là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch Điện 8 và quy hoạch năng lượng Quốc gia.
Theo ông Nguyễn Quốc Thập, các điều kiện tiên quyết hay điều kiện cần và đủ hay chìa khóa để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch điện 8 là: Các cam kết dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Cơ chế thị trường cho chuỗi khí điện LNG và các hộ tiêu thụ điện; Đổi mới nhận thức và tư duy từ xây dựng cơ chế chính sách, tới triển khai thực hiện; Hợp tác quốc tế sâu rộng; Cần thiết có một Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội cho lĩnh vực năng lượng, trong đó có điện khí LNG.
Tham gia phần tọa đàm tại Hội thảo các chuyên gia các chuyên gia đã tập trung trao đổi về các nhóm giải pháp liên quan tới Quy hoạch điện VIII của Việt Nam. Các chuyên gia cũng chia sẻ về những cơ hội và thách thức trong chính sách, nguồn vốn thị trường cùng các giải pháp để thực hiện hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII.
Tọa đàm đã đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều về chuyển đổi năng lượng sạch, cung cấp thông tin về điện khí LNG cho các doanh nghiệp trong các khu đô thị, nhà máy sản xuất điện, khu công nghiệp. Đây cũng là những tư liệu quý của Báo Xây dựng sẽ cập nhật nhanh nhất trên báo điện tử, báo in.
Nhiều chuyên gia đều đồng ý với việc kiến nghị tạo hành lang pháp lý. Trong Quy hoạch điện VIII cũng đã có sự phân công cho các Bộ, ngành để sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Giải pháp có tính quyết định nhất là phải có Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội trong điều kiện chúng ta còn thiếu khung pháp lý. Chính phủ cần có hỗ trợ điều chỉnh cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước để có thể triển khai các chuỗi dự án điện khí LNG. Nếu không có được Nghị quyết này sẽ khó thực hiện Quy hoạch mà Chính phủ đã phê duyệt./.
Thảo Lan
-
Lý do MacBook Pro M3 vẫn là mẫu laptop đáng mua nhất
24-12-2024 15:12 45
-
Tư nhân làm hạ tầng giao thông: Thần tốc – chất lượng – tối ưu hiệu quả
24-12-2024 15:45 35
-
Nhà sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ phải giải trình về cổ phiếu
24-12-2024 14:37 12
-
Chủ cửa hàng tránh bị lừa đảo khi chuyển khoản nhờ cách này
23-12-2024 10:39 22
-
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/12/2024: USD giảm nhẹ phiên đầu tuần
23-12-2024 10:33 42
-
Vạch trần các chiêu lừa đảo tài chính phổ biến ở Việt Nam
23-12-2024 09:12 32
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00