Chú trọng chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động
LĐXH) – Thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp (BNN), để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, lành mạnh, từ đó yên tâm gắn bó với nghề.
Cùng với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ, phòng chống BNN, công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN cũng được tăng cường. Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021: Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo ngành y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ; ngành y tế đã tham dự hưởng ứng Lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ năm 2021 tại Hà Nội; Tham gia đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp.
Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam – Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật về ATVSLĐ – phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc cho toàn thể đoàn viên công đoàn y tế; Xây dựng, in ấn, cấp phát tài liệu truyền hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ y tế tại CDC các tỉnh/thành phố (thông 03 cuốn sách mỏng, 02 poster, 01 tờ rơi, 04 Infographic); Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động (mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác huấn luyện ATVSLĐ, công tác phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN,…); tuyên truyền Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn; Duy trì cập nhật thông tin về các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế lao động, phòng chống BNN trên website của Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế; Phát các thông điệp tuyên truyền tháng hành động về ATVSLĐ trên bảng điện tử tại cổng Bộ Y tế.
Các địa phương đã tổ chức 85 hội nghị, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN cho người lao động; Tổ chức 1.530 cuộc tọa đàm, phóng sự, tin, bài đưa tin trên truyền hình, báo chí; xây dựng, in ấn và cấp phát 211.241 ấn phẩm (sách, báo, tờ rơi, tranh áp phích) cho các cơ sở lao động và người lao động với các nội dung về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN; hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá; hướng dẫn báo cáo về công tác y tế lao động tại các cơ sở lao động... Tổ chức 64 cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATVSLĐ tại các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ với sự tham gia của 24.304 người tham dự; tổ chức 12 cuộc thi an toàn, vệ sinh viên giỏi với 168 an toàn, vệ sinh viên tham dự cuộc thi. Tổ chức 1.007 lễ phát phát động, triển khai các chiến dịch, phong trào thi đua về ATVSLĐ đã có 37.857 cá nhân tham gia.
Cục Quản lý môi trường y tế đã trả lời đơn thư, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực y học lao động, BNN, chế độ chính sách đối với người lao động bị tai nạn lao động, BNN và phòng chống Covid-19 tại nơi làm việc.
Trong năm 2021, các địa phương đã tổ chức được 614 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho 53.961 người lao động tham gia, trong đó người quản lý phụ trách công tác ATVSLĐ (nhóm 1): 2.436 người; người làm công tác ATVSLĐ (nhóm 2): 3.414 người; người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (nhóm 3): 5.866 người; người lao động (nhóm 4): 32.705 người; người làm công tác y tế (nhóm 5): 9.099 người; người làm công tác an toàn, vệ sinh viên (nhóm 6): 2.830 người và người lao động không có hợp đồng lao động: 1.355 người.
Kết quả quản lý môi trường lao động và sức khỏe người lao động. Năm 2021, có 51.784 cơ sở lao động được quản lý về vệ sinh lao động (giảm 35% so với năm 2020), trong đó số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm có hại được quản lý là 16.299 cơ sở, tỷ lệ lập hồ sơ vệ sinh lao động tại các cơ sở này là 27,8% (tăng 5,2% so với năm 2020).
Có 2.846 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nước thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổng số mẫu được quan trắc là 500.674 mẫu (giảm 45% so với năm 2020). Các yếu tố môi trường lao động được quan trắc nhiều nhất là: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) 213.300 mẫu (42,6%); ánh sáng 70.592 mẫu (14,1%), tiếng ồn 66.723 mẫu (13,3%); hơi khí độc 56.126 mẫu (11,2%); các yếu tố bụi 53.613 mẫu (chiếm 11,1%), các yếu tố khác chiếm 7,7%.
Tổng số mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 27.843 mẫu, chiếm 5,56% (giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020). Các mẫu có tỷ lệ không đạt TCCP cao gồm: ánh sáng (11,2%); độ ồn (10,9%); độ rung (4,9%); vi khí hậu (4,8%). Tỷ lệ các yếu tố bụi không đạt tiêu chuẩn cho phép trung bình chiếm khoảng 3,1%.
Công tác quản lý sức khỏe người lao động. Trong năm 2021, có 1.458.828 người lao động được khám sức khỏe định kỳ (giảm 17% so với năm 2020). Số người lao động đạt sức khoẻ tốt (loại I và II) chiếm 65,7%. Tỷ lệ đạt sức khỏe loại III là 20,8%. Người lao động có sức khỏe yếu (loại IV, V) chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 13,5% (tăng 4,6% so với năm trước). Theo báo cáo của các đơn vị năm 2021, có tổng số 750.188 trường hợp người lao động được ghi nhận đã đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Các bệnh thường mắc chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp (chiếm 20%), bệnh viêm dạ dày, ruột cấp tính, tiêu chảy (10,7%), bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng (5,6%), bệnh về mắt (9,5%).
Trong năm 2021, có 32/63 tỉnh/thành phố thực hiện khám phát hiện 32 loại BNN (02 BNN không tổ chức khám là bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và bệnh nhiễm độc Nicotine nghề nghiệp). Tổng số trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện BNN là 205.755 trường hợp (giảm khoảng 40% so với năm 2020), trong đó đã phát hiện được 255 trường hợp mắc BNN (chiếm khoảng 0,1% tổng số khám), tỷ lệ này giảm 0,9% với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ mắc một số BNN tính trên tổng số mắc 11 BNN khá cao, bao gồm: bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (70,9%), bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp (24,3%). Trong năm, có 26 trường hợp được giám định BNN, chiếm 10,2% tổng số trường hợp chẩn đoán mắc BNN (tăng 7% so với năm 2020). Có 19 trường hợp BNN được hưởng trợ cấp 1 lần và 01 trường hợp được nhận trợ cấp thường xuyên.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành. Năm 2021, các địa phương trên toàn quốc đã tổ chức 1.283 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ tại 3.492 doanh nghiệp, trong đó đã phát hiện 491 doanh nghiệp có những sai phạm về công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN cho người lao động. Các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đã tự kiểm tra 1.883 lượt và nhận diện được 693 các yếu tố nguy cơ, rủi ro và đã xây dựng, bổ sung được 936 nội qui, qui trình làm việc an toàn; tổ chức 663 cuộc thăm gia đình nạn nhân, người bị nạn, người bị BNN.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe và phòng chống BNN cho người lao động, trong năm 2022, Cục Quản lý môi trường y tế sẽ tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ; Phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể vệ sinh lao động; Phối hợp Viện Y học dự phòng & y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội tiếp tục nghiên cứu đánh giá gánh nặng nghề nghiệp đối với cán bộ y tế trong phòng, chống Covid-19.
Các viện, trường thuộc hệ y tế dự phòng tiếp tục tổ chức triển khai các lớp đào tạo về quan trắc môi trường lao động, BNN để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các tỉnh, thành phố. Đảm bảo chất lượng đào tạo; Tổ chức xây dựng chương trình tài liệu đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động; Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế lao động theo sự phân công của Bộ Y tế.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND, thành phố trực thuộc TW quan tâm, đầu tư cho ngành y tế địa phương để củng cố nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN và phòng, chống dịch Covid-19 cho người lao động trong giai đoạn tới; Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về lĩnh vực ATVSLĐ tới các cấp, các ngành; đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; Chỉ đạo các cơ sở lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN, đặc biệt tập trung rà soát, chỉ đạo đối với các cơ sở lao động có yếu tố có hại, nguy hiểm. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý về tuân thủ pháp luật ATVSLĐ.../.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
07-01-2025 20:37 46
-
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024
07-01-2025 13:53 52
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
27-12-2024 14:32 31
-
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
30-12-2024 13:44 57
-
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
30-12-2024 13:34 40
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46