Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
(LĐXH) - Sáng 19/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới
Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là một trong những vi phạm nhân quyền phổ biến nhất trên thế giới. Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới không có ranh giới về xã hội, kinh tế hay lãnh thổ quốc gia bởi nó xảy ra trong mọi tầng lớp xã hội, từ nông thôn tới thành thị, từ những quốc gia phát triển cho tới những nước đang phát triển. Báo cáo của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ năm 2015 cho thấy: 35% phụ nữ trên toàn thế giới, tức là cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 người đã trải qua một trong các dạng bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục trong cuộc đời; cứ 10 em gái dưới 18 tuổi thì có một người bị ép buộc phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn; và bạo lực gây ra hơn 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Theo số liệu thống kê năm 2017 của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) khu vực châu Á- Thái Bình Dương, mỗi ngày có tới 137 phụ nữ bị giết hại bởi thành viên trong gia đình. Đây thực sự là những con số đáng báo động về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, một nửa dân số thế giới đang phải đối mặt.
Trước thực trạng trên, Liên hợp quốc đã lấy ngày 25/11 hàng năm là Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và từ đó Chiến dịch 16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, từ ngày 25/11 đến ngày 10/12 là ngày nhân quyền thế giới, đã được nhiều quốc gia hưởng ứng nhằm thúc đẩy các cam kết hành động để sớm chấm dứt tình trạng này.
Tháng hành động đã tạo thành đợt truyền thông cao điểm, thu hút sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần lan tỏa rộng rãi các hình ảnh, thông điệp, kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng nỗ lực thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, thông qua chiến dịch truyền thông hằng năm, các thông điệp hướng tới kêu gọi thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã lan tỏa ngày một xa hơn, rộng hơn, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc đối diện với các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Nhiều vụ bạo hành đã được nạn nhân, người thân, cộng đồng dư luận kịp thời lên tiếng tố cáo, phản ánh để cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý theo quy định của pháp luật, tạo niềm tin cho người dân.
“Làm nên sự thành công này chính là sự vào cuộc, chung tay của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, các địa phương trong cả nước. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp của nhiều các nhân ở mỗi góc độ, công việc của mình luôn ủng hộ, tích cực tham gia, tạo sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.
Bà Rah Mi-Hye, Phó Giám đốc quốc gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, tình trạng này ảnh hưởng tới phụ nữ ở các thành phần kinh tế-xã hội khác khau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với cá nhân những nạn nhân bị bạo lực, mà còn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Do đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc mong muốn tiếp tục cùng Việt Nam triển khai những hoạt động bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái, tăng cường sự hợp tác giữa Hàn Quốc - Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh trao đổi với bà Rah Mi-Hye bên lề Hội nghị
Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc ban hành Luật Bình Đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Công tác này đã được các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội ở Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ - bà Rah Mi Hye nhấn mạnh.
Trong 4 năm qua, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai khá đồng bộ và chất lượng, tạo hiệu ứng tốt về truyền thông trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, để đạt tới đích thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người về thực hiện bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, chúng ta cần phải tiếp tục dành sự quan tâm thường xuyên, đặc biệt là sự cam kết đầu tư về ngân sách cũng như trí tuệ cho công việc này. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục đồng hành với các cơ quan, các tổ chức trong nước, quốc tế và các địa phương trong cả nước để hoàn thiện chính sách, pháp luật và triển khai các chương trình, đề án, dự án về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và an toàn cho tất cả mọi người.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
13-01-2025 13:46 21
-
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
13-01-2025 13:46 10
-
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
13-01-2025 12:22 32
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
10-01-2025 08:02 32