Lao động
Cơ hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nga năm 2023
11:27 AM 14/12/2022
(LĐXH)- Qua gần 3 năm đi làm việc tại một nhà máy thực phẩm tại thành phố Veliky Luki - CHLB Nga do Công ty Thuận An DMC làm thủ tục xuất cảnh, vợ anh Minh Quốc (Quảng Ngãi) hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình lúc đó. Bởi ở đây người lao động có việc làm ổn định, được Nhà máy lo toàn bộ chi phí ăn ở và có số tiền lương kha khá gửi về quê nhà hằng tháng.
Theo báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến đầu tháng 12-2022, có khoảng 600.000 người lao động bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập do các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang cùng các Bộ, ban, ngành liên quan  nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho người lao động thông qua nhiều giải pháp.
Trong căn nhà nhỏ chỉ hơn 12m2 tại quận Tân Bình, chị Mai Thanh (Đô Lương, Nghệ An) chia sẻ “15 năm găn bó với công ty, giờ do thiếu đơn hàng mà công nhân bị cho nghỉ đột ngột hàng loạt. Hụt hẫng và lo âu lắm. Tôi phải loay hoay đi tìm việc để có tiền trang trải mà vẫn mãi chưa tìm được công việc nào phù hợp . Hai đứa nhỏ giờ phải đưa về quê nhờ ông bà chăm sóc. Chắc vài ngày nữa, không tìm được việc gì làm thì cũng phải tạm thời trở về quê. Quê còn ruộng thì còn hướng về quê, may ra còn có việc, chứ nhiều người gia đình không còn ruộng đất mà về quê thì biết làm gì!.”.
 Còn anh Công Lương, quê Quảng Bình thì cho hay: “Hai vợ chồng tôi cùng làm công ty. Tết đến nơi rồi mà cả hai đều thất nghiệp. Chúng tôi vẫn cố bám trụ ở thành phố để kiếm thêm việc làm trước khi trở về quê ăn Tết. Còn về giờ là tay trắng. Buồn quá. Mấy ngày này phải gói ghém dữ lắm mới đủ tiền ăn hằng ngày. "
Lễ xuất cảnh đi làm việc tại CHLB Nga của người lao động Việt Nam 
Câu chuyện của chị Mai Thanh hay anh Công Lương chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện buồn  của người lao động vào dịp cuối năm 2022 này. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) địa phương đang tích cực chỉ đạo sát sao các Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc rà soát, tổ chức nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, dự kiến cắt giảm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là đơn vị FDI ở địa phương.
UBND nhiều tỉnh (nhất là những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp,  khu chế xuất) cũng tăng cường chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm kết nối với các doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động để tư vấn - giới thiệu việc làm cho người lao động, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Một trong những định hướng cũng được các Ban ngành chú trọng,  đó là thúc đẩy các hoạt động hợp tác nhằm đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), thời gian qua, để thích ứng với dịch COVID-19, nhiều nước đã và đang có những điều chỉnh trong chính sách để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh.  Do đó, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng. Đây là thời cơ thuận lợi để Chính phủ Việt Nam tăng cường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, như: CHLB Đức, Isarel và một số thị trường châu Âu khác, trong đó có Liên bang Nga – Một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng trong năm 2023.
Dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhà máy Chế biến thực phẩm VELIKOLUKY
tại phố Liteynnya, thành phố Veliky Luki, CHLB Nga
Nhắc tới thị trường lao động Nga,  vợ anh Minh Quốc (Quảng Ngãi) cho biết: "Năm 2015, chồng tôi ra Hà Nội tìm việc. Đầu tiên là làm phụ hồ, bốc vác và đi theo các công trình, thế nhưng công việc không ổn định, mức thu nhập cũng không đều, lại bị ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên rất khó khăn. Hơn 5 năm trời đi làm xa nhà mà chúng tôi không bỏ ra được đồng nào.
Năm 2021, qua thông tin của một người bạn chia sẻ, chồng tôi đã quyết định đi làm việc tại một  nhà máy thực phẩm tại thành phố Veliky Luki - CHLB Nga  do Công ty Thuận An DMC làm thủ tục xuất cảnh. Nếu như ở lại Việt Nam cùng thời điểm thì mức lương tại các khu công nghiệp cũng tương đương, nhưng tôi và chồng vẫn chọn sang Nga để thay đổi môi trường. Giờ nghĩ lại tôi thấy quyết định của vợ chồng tôi là hoàn toàn đúng đắn. Vì thực tế, dù mức lương là như nhau, nhưng bên Nga, Nhà máy lo cho mọi chi phí, lo ăn ba bữa, nơi ở và bảo hiểm.
Cuối tuần anh em công nhân không là cà, tụ tập nhậu nhẹt nên khoản lương cố định không bị thâm hụt, tiền gửi về nhà được đều đặn. Và hơn cả là công việc rất ổn định. Nhiều anh em Việt Nam mình sang đây đã gắn bó tới cả chục năm. Tiền do chồng tôi gửi về đã giúp gia đình tôi trả hết các khoản nợ, lo cho con ăn học và tích lũy được chút  ít. Hết hợp đồng nếu được gia hạn để tiếp tục ở lại làm việc chúng tôi tính cũng tích cóp được cả tỷ đồng, đủ vốn để mở một hiệu tạp hóa để kinh doanh, về già có đồng ra đồng vào chi tiêu, dưỡng già, không phải làm phiền con cháu.  Từ hoàn cảnh thực tế của gia đình tôi, tôi thiết nghĩ với tình trạng công nhân mất việc hàng loạt như hiện nay thì xuất khẩu lao động cũng là phương án tốt mà người lao động nên tính tới”./.


  • Nhà máy chế biến thực phẩm VELIKOLUKY- tại phố Liteynnya, thành phố Veliky Luki, CHLB Nga. Đây là đơn vị cung cấp thực phẩm cho toàn nước Nga và các nước Châu Âu.

+ Năm thành lập: 1944

+ Diện tích: Hơn 10.000 m2,

+ Quy mô nhà máy: 15 nghìn công nhân (trong đó có khoảng 600 công nhân Việt Nam)

+ Lĩnh vực sản xuất:  công nghiệp chế biến thực phẩm (với khoảng 200 loại sản phẩm về thịt và giò, thịt đóng hộp, v..v).

+ Đánh giá xếp hạng: từ năm 2009 luôn đứng ở vị trí thứ 3 toàn LB Nga về lĩnh vực công nghiệp chế biến thức ăn (theo Cục thống kê LB Nga)

  • Tuyển dụng:

+ Số lượng cần tuyển dụng công nhân năm 2023: 1.000 lao động nam

+ Đơn vị tuyển dụng tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC- được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

+ Độ tuổi: từ 18-55 tuổi

+ Yêu cầu:

Sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó

-  Khỏe mạnh, không bị khuyết tật và không mắc các bệnh như: Xương khớp, HIV, giang mai, lao phổi

Không yêu cầu trình độ, hình thức, không yêu cầu ngoại ngữ.

+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: CT 5 toà nhà Văn phòng Sông Đà Mỹ Đình- NamTừ Liêm - Hà Nội 

+ Hotline đăng ký: 0866 896 596

+ Dự kiến xuất cảnh đợt 1 năm 2023 : Cuối tháng 3 năm 2023.


Châu Linh