Cơ hội và thách thức cho phát triển điện khí ở Việt Nam
(LĐXH)- Ngày 24/1/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội thảo phát triển điện khí ở Việt Nam: Cơ hội và Thách thức”.
Theo TS. Mai Duy Thiện, Tổng Biên tập Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam: Trong Quyết định số 500/QĐ-TTg, ngày 15.5.2023 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chúng ta đã xác định rõ một trong những mục định hướng phát triển điện lực quốc gia là khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu các nguồn số lượng nhập khẩu, giảm dần tỷ lệ nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu với quy mô phù hợp. Cơ cấu nguồn định hướng đến năm 2030 nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 megawatt (MW), chiếm 9,9 %, nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng và 22.400 megawatt (MW) đạt 14,9 %...
Việc phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng giúp tăng hiệu quả trong sản xuất điện, giảm sử dụng nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước vì điện khí thiên nhiên hóa lỏng là dạng năng lượng có phát thải thấp, đang có xu hướng sử dụng rộng rãi, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia vào cam kết quốc tế giảm phát thải gây ô nhiễm, sau Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21).
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, những năm gần đây, khi những biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ nét tới môi trường sống trên trái đất thì nguồn phát thải ô nhiễm đã được chú ý giảm thiểu, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than đá, dầu thô) ngày một hạn chế. Con người đang hướng tới sử dụng những dạng nhiên liệu bền hơn, sạch hơn, ít gây ô nhiễm môi trường sống hơn. Việc đưa vào sử dụng và phát triển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam đã và đang còn nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam, song thực tế còn nhiều khó khăn, trở ngại để đưa vấn đề này trở thành hiện thực. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khí thiên nhiên hóa lỏng trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra những phân tích, nhận định và đánh giá tổng quan tiến trình phát triển điện khí nói riêng và phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam nói chung hiện nay. Đồng thời các chuyên gia cũng nêu rõ những khó khăn, thách thức trong phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng tại Việt Nam.
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Thập cho rằng, hiện nay, thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu trong các quy hoạch Điện. Vẫn thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thỏa thuận giữa các chủ thể trong chuỗi dự án điện khí thiên nhiên hóa lỏng… Một khó khăn khác nữa là vấn đề ban hành khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí khí thiên nhiên hóa lỏng vẫn còn đang nghiên cứu xem xét…
Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cũng nêu rõ những rào cản về cơ chế và giá trong phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế hay quy định cụ thể cho việc phát triển điện khí thiên nhiên hóa lỏng./.
Mỹ Linh
-
Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
19-11-2024 14:09 02
-
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
16-11-2024 12:05 10
-
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
16-11-2024 05:44 51
-
Khơi dậy lý tưởng cách mạng của lực lượng cán bộ trẻ hướng tới phát triển tổ chức Đảng vững mạnh
25-10-2024 10:04 18
-
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
05-11-2024 14:56 51
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
04-11-2024 20:35 46