Cục Việc làm cần tập trung cao độ xây dựng thể chế, chính sách liên quan tới cụ thể hóa Luật việc làm
(LĐXH) Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện công tác năm 2017 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Cục Việc làm diễn ra vào chiều ngày 10/1/2018 tại Hà Nội.
Cục trưởng Cục Việc làm Lê Kim Dung cùng Phó Cục trưởng Cục Việc làm Lê Quang Trung chủ trì Hội nghị. Đến dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục dạy nghề, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Bảo hiểm xã hội, Chánh Văn phòng Bộ,…… và các cán bộ, công chức thuộc Cục Việc làm.
Thay mặt Cục Việc làm, Phó Cục trưởng Lê Quang Trung đã tóm tắt tình hình hoạt động của Cục trong năm 2017. Theo đó, Cục đã làm tốt nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn Bộ Luật Lao động, Luật việc làm và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, thị trường lao động và quản lý lao động nước ngoài; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển; tổ chức các Hội nghị chuyên đề về lao động di cư, lao động vùng biên, tập huấn đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ dịch vụ việc làm và thông tin, tuyên truyền về dự án phát triển thị trường lao động và việc làm trong chương trình mục tiêu,….
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, Cục đã tích cực, chủ động hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm cho khoảng 1.505.000 lao động trong nước (bằng 100,3% kế hoạch năm 2017 và 100,7% kế hoạch năm 2016). Năm 2017, Quỹ quốc gia về việc làm cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động, đạt 110% kế hoạch. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai ngày càng rộng rãi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, hỗ trợ học nghề giúp người thất nghiệp sớm có việc làm. Bên cạnh đó, Cục cũng đã chủ động thực hiện nghiêm chỉnh công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và ban hành áp dụng quy trình ISO, ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.
Trong năm 2018, Cục Việc làm sẽ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định của Bộ Luật lao động, Luật Việc làm như Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP,…. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ và hiệu quả chính sách việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động. Tập trung công tác dự báo thị trường lao động, dịch vụ việc làm và bảo hiểm thất nghiệp để quản lý tốt thị trường lao động và giúp người thất nghiệp sớm có việc làm, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách.
Sau khi nghe báo cáo tổng kết của Cục Việc làm, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá cao những kết quả mà Cục đã đạt được trong năm 2017, về cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt Nghị quyết 36A về dịch vụ công trực tuyến, nỗ lực trong việc nhận diện các vấn đề mới, có rà soát, sửa đổi luật liên quan tới lĩnh vực lao động, lao động nước ngoài, chính thức hóa việc làm phi chính thức, nhận biết hạn chế trong việc triển khai bảo hiểm thất nghiệp, bất cập của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm,… Thứ trưởng cũng cho rằng trong thời gian sắp tới, Cục Việc làm cần thực hiện một số cải cách, sửa đổi về mặt chính sách, cán bộ làm việc trong hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện chất lượng hệ thống thông tin thị trường lao động để người lao động và người lao động thất nghiệp có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận xét năm 2017 là một năm chuyển mình về chất lượng công việc cũng như tổ chức bộ máy của Cục Việc làm, kiện toàn chức danh, tham mưu, theo dõi thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, rút kinh nghiệm về hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm năm 2016 và xử lí các bất cập còn tồn tại, từng bước đưa ra dự báo ngắn hạn về cung – cầu thị trường lao động, thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, Cục vẫn chưa chủ động trong việc tham mưu cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về vấn đề việc làm, lao động, giáo dục nghề nghiệp, công tác thực hiện chính sách, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều hạn chế, công tác xây dựng Đảng, chi bộ trong các đơn vị trực thuộc còn chưa được quan tâm đúng mức,…
Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng nhiệm vụ của Cục Việc làm trong năm 2018 là rất cấp thiết và cần được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và đúng thời điểm. Trước hết, cần tập trung cao độ xây dựng thể chế, chính sách liên quan tới cụ thể hóa Luật việc làm, gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động theo nghị quyết 01 và quyết định giao nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động chủ trì, phối hợp với các đơn vị, Viện khoa học, Quản lý lao động ngoài nước,… triển khai đề án dự báo cung – cầu thị trường lao động ngắn hạn và trung hạn, tiến tới dài hạn trong thời gian tới. Thêm vào đó, cần đưa vấn đề cung – cầu thị trường lao động vào các trường THPT càng sớm càng tốt, cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn cảnh về thị trường lao động, xu hướng nghề nghiệp dự báo trong các năm tới để các em có thể chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và cung – cầu của thị trường.
Ngoài ra, cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học trao đổi về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động, triển khai đề án về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số nhằm nâng cao chất lượng lao động Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Rà soát toàn bộ hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, tinh gọn bộ máy, đánh giá thực chất gắn với sự nghiệp công, cắt bỏ những phần rườm rà, không cần thiết. Đẩy mạnh giao dịch điện tử, cấp giấy phép giao dịch điện tử để người lao động tiếp xúc với thị trường lao động một cách linh hoạt, chủ động và giảm tải áp lực lên bộ phận tiếp dân. Cục Việc làm cũng cần có phản ứng chính sách nhanh chóng trước các vấn đề nảy sinh, xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề nóng để tăng niềm tin ở người dân, đảm bảo hình ảnh và uy tín của Cục khi thực hiện các chính sách, đề án liên quan tới lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,…
Minh Ngọc
Từ khóa:
-
Nhân viên dùng hết thưởng Tết mua 10kg vàng
11-01-2025 14:45 05
-
Kinh tế biến động, người tiêu dùng toàn cầu 'liệu cơm gắp mắm' thế nào?
11-01-2025 08:32 02
-
35 người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2025 tại 10 đơn vị thuộc Bộ
10-01-2025 14:39 21
-
Top điểm đến ở Việt Nam 'gây mê' du khách nước ngoài
08-01-2025 11:46 00
-
Sáng 8/1: Ghi nhận 515 dư chấn sau trận động đất ở Tây Tạng
08-01-2025 11:45 19
-
Động đất, nam sinh dũng cảm quay lại lớp cõng bạn chạy trốn
08-01-2025 11:45 16
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46