Cụm công nghiệp Phương Trung: “Điểm sáng” thu hút các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp trong và ngoài nước
(LĐXH)- Tiếp nối vị trí “sao mở đường” của năm 2023, năm 2024, bất động sản khu công nghiệp vẫn được dự đoán là phân khúc sáng cửa. Tín hiệu này cho thấy bất động sản công nghiệp đang được tiếp sức giữa xu hướng khó khăn của bất động sản nói chung, điều này có được khi Việt Nam ngày càng thu hút quan tâm của thế giới.
Theo số liệu thống kê, tại cả thị trường phía Bắc và phía Nam đều ghi nhận sức hấp thụ khả quan, tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn ổn định ở mức 86% ở miền Bắc, và tăng nhẹ lên 85% ở miền Nam, bất chấp nguồn cung tăng mạnh… Đáng chú ý, diện tích hấp thụ tại khu vực miền Nam trong nửa cuối năm 2023 cao gấp 3,8 lần so với nửa đầu năm nhờ những điều chỉnh tích cực trong chính sách của chủ đầu tư. Tín hiệu này cho thấy bất động sản công nghiệp đang được tiếp sức giữa xu hướng khó khăn của bất động sản nói chung khi Việt Nam ngày càng thu hút quan tâm của thế giới.
Đặc biệt khi Việt Nam vừa mới nâng cấp quan hệ hợp tác lên mức đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… dòng vốn đầu tư đến từ các quốc gia này sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường bất động sản công nghiệp trong nước.
Luật đất đai 2024 và những việc cần làm ngay
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng nhận định, mặc dù Bất động sản công nghiệp kỳ vọng tăng trưởng năm 2024 nhưng vẫn cần đẩy nhanh giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án trước khi Luật Đất đai mới có hiệu lực. Theo đó, một số chủ đầu tư có thể sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ GPMB để làm dự án ngay trong 2024, trước khi luật mới có hiệu lực.
Được biết, Luật Đất đai 2024 sửa đổi được thông qua mới đây đã bỏ khung giá đất, quy định này được đánh giá ít nhiều sẽ khiến giá đền bù đất sát với giá thị trường, từ đó làm tăng giá bất động sản.
Hình ảnh trên thiết kế 3D của Cụm công nghiệp Phương Trung.
Dước góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Anh Quê - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Với bất cứ ngành nghề nào, khi chi phí đầu vào tăng thì cũng đều khiến giá thành tăng theo.
Thị trường bất động sản cũng như vậy. Khi chi phí của các yếu tố đầu vào như nhân công, chi phí vật liệu xây dựng... gia tăng, cộng thêm những tác động từ chính sách mới như bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm căn cứ theo giá thị trường, quy định cụ thể trường hợp giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu... thì đương nhiên giá bất động sản cũng sẽ tăng lên.
Song, tôi cho rằng Nhà nước sẽ sự điều tiết mức tăng ở trạng thái ổn định, sao cho tương ứng, phù hợp với mức tăng của thu nhập người dân và mức tăng GDP nhằm tránh xảy ra hiện tượng bong bóng, thổi giá bất động sản”.
Trên thực tế, Nhà nước đã có sự dự phòng bằng các chính sách đảm bảo nhu cầu nhà ở cho người dân thông qua việc chú trọng phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Nhìn sang Singapore, quốc gia này đã điều tiết bằng cách để người dân vẫn có thể mua nhà ở xã hội, trong khi giới nhà giàu vẫn có thể mua các biệt thự siêu sang với giá trên trời, đây là cơ chế thị trường.
Từ đầu năm 2025, Luật Đất đai mới sẽ có hiệu lực (trừ quy định về hoạt động lấn biển và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp có hiệu lực sớm từ 1/4/2024), khi đó giá đền bù sẽ sát với giá thị trường.
Theo ông Quê, điều này có thể sẽ tác động và khiến một số chủ đầu tư cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để làm dự án ngay trong năm nay. Song, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì điều này có lẽ chỉ phù hợp với những doanh nghiệp đang có tiềm lực tài chính dồi dào.
"Trải qua 3 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, câu chuyện dòng tiền trên thị trường vẫn đang rất khó khăn, nhiều khi chủ đầu tư muốn làm nhưng đành lực bất tòng tâm. Chưa kể ngân hàng chỉ cho vay đối với những dự án bất động sản đã có giấy phép xây dựng. Việc vay vốn để giải phóng mặt bằng, chuyển đổi sử dụng đất, nộp thuế... rất khó khăn.
Với sự thông qua Luật Đất đai, tôi cho rằng năm 2024 sẽ có hai hướng đi trên thị trường. Một là các chủ đầu tư có năng lực, nguồn tiền lớn sẽ tập trung triển khai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Hai là một số doanh nghiệp sẽ hướng đến M&A dự án. Dự kiến dòng vốn ngoại đổ về Việt Nam trong năm nay để mua bán dự án cũng là rất lớn", chuyên gia này bổ sung.
Hình ảnh mặt bằng định vị của dự án CCN Phương Trung.
Cụm công nghiệp (CCN) Phương Trung - "Rộng cửa đón nhà đầu tư"
Ông Nguyễn Đức Bình - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Liên Việt, Chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp Phương Trung (Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nhận định, sang năm 2024, phân khúc nhà kho xây sẵn hiện đại có thể đón nhận nguồn cung mới đáng kể với các dự án chất lượng cao.
Luôn giữ vững phương châm "Rộng cửa đón nhà đầu tư", nêu cao tinh thần cầu thị, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở, CCN Phương Trung có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông kết nối, hạ tầng đầu tư đồng bộ, hiện đại, sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh vượt trội, hứa hẹn là “Điểm sáng” thu hút các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, CCN Phương Trung được đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện thi công hạ tầng, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, giấy phép môi trường..; sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư vào thuê đất cần diện tích vừa và nhỏ quanh Hà Nội từ tháng 11/2023.
Hiện nay, tại CCN Phương Trung, hệ thống nguồn điện 3 pha được cung cấp liên tục và ổn định từ 2 trạm biến áp: 2x1600kVA – 35(22)/0,4kV. Mạng lưới điện hạ áp được chạy dọc theo các đường giao thông nội bộ trong CCN và chờ đấu nối tới từng lô đất, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ lưới điện hạ áp này thông qua điện lực Thanh Oai… Hệ thống lưới điện sản xuất đã đủ điều kiện bắt đầu đi vào phục vụ sản xuất, tổ chức sản xuất quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, nguồn nước tại CCN được lấy từ nhà máy nước sạch trên địa bàn; hệ thống cấp nước được dẫn đến tận chân hàng rào các lô đất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho toàn bộ các doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Song song với đó, nhà máy xử lý nước thải công suất 310 m3/ngày đêm tại CCN được xây dựng hiện đại kết nối trực tuyến với Sở Tài Nguyên và Môi Trường đáp ứng tất cả các yêu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. Chất thải rắn từ các nhà máy sẽ được phân loại, thu gom vận chuyển về bãi tập kết của CCN, sau đó vận chuyển đến các cơ sở tái chế để xử lý.
Bên cạnh đó, với vị trí thuận lợi, tiếp giáp với quốc lộ 21B, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25 km về phía Nam; cách sân bay Nội Bài 50km; Cách cảng Hải Phòng 150k; cách đường trục kinh tế Phía Nam khoảng 10 km về phía Đông (tương lai gần, đường Phạm Hùng kéo dài qua dự án đã phê duyệt quy hoạch được thi công sẽ rút ngắn khoảng cách từ dự án đến trục kinh tế phía Nam còn 3.5 km giúp kết nối giao thông đi lại vô cùng thuận lợi).
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, các phân khu trong CCN được quy hoạch phù hợp với quy mô, công nghệ của từng ngành công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể, khi xác định "giao thông đi trước mở đường", là huyết mạch phát triển kinh tế của CCN thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đã được Phương Trung ưu tiên hàng đầu.
Hệ thống đường giao thông nội bộ, các tuyến đường kết nối vào các phân khu được thiết kế phù hợp cho các phương tiện di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện với mặt cắt ngang các tuyến đường giao thông nội bộ lên đến 16,5m được bố trí vỉa hè, cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh cho tới thời điểm hiện tại, hệ thống đường giao thông nội bộ trong CCN Phương Trung được xây dựng theo đúng quy hoạch, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông hàng hóa trong CCN.
Qua đó, hình thành mạng lưới giao thông nông thôn, kết nối thông suốt với các trục giao thông liên xã trong khu vực, trong toàn huyện cũng như toàn thành phố; thúc đẩy giao thương và thu hút đầu tư.
Có thể thấy, trong tổng diện tích quy hoạch đảm bảo hệ thống công trình kỹ thuật hoàn chỉnh, cùng đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc đều đã được trang bị đầy đủ, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo cho hoạt động của rất nhiều loại hình nhà máy, xí nghiệp có mặt tại CCN.
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Hà Nội đang là một trong những thành phố hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, những CCN đã được phê duyệt, hiện đang đưa vào hoạt động và có tiềm năng phát triển gần với trung tâm Thủ đô, hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện như cụm công nghiệp Phương Trung.
Ông Nguyễn Đức Bình - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Liên Việt, Chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp Phương Trung cho biết: Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý và hạ tầng đồng bộ, đủ điều kiện ký hợp đồng bàn giao đất để xây dựng nhà máy sản xuất. Cùng với đó, chủ động truyền thông nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, ưu tiên nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng sản xuất bảo đảm môi trường, giải quyết việc làm tại địa phương và phát triển bền vững.
Ngoài ra, để đồng hành và hỗ trợ các nhà đầu tư thứ cấp trong quá trình xây dựng và vận hành các nhà máy trong CCN, Chủ đầu tư đã thành lập Ban quản lý vận hành cụm công nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư thứ cấp các thủ tục pháp lý: Giấy phép xây dựng, Giấy phép PCCC; Giấy phép Môi trường và ban hành Quy chế quản lý Cụm Công nghiệp để hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, an toàn giao thông và các dịch vụ công cộng, tiện ích tại CCN. Đến thời điểm này, CCN Phương Trung đã có khá nhiều đơn vị nhà đầu tư thứ cấp đến nghiên cứu và đăng ký thuê đất với các ngành nghề như cơ khí, may mặc xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp… hứa hẹn mang lại sự chuyển dịch kinh tế quan trọng cho địa phương trong vùng dự án.
Nhìn chung tại thời điểm này, Phương Trung là CCN đã và đang sẵn sàng đi vào hoạt động để đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô; đáp ứng nhu cầu về việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng thu ngân sách thành phố trong giai đoạn tới.
Đầu tư vào KCN và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nói chung và tại CCN Phương Trung nói riêng là đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với mục tiêu đạt được chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2030 là 10,2%/năm, từng bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Hải Uyên
-
Viện nghiên cứu dược liệu Việt và cân bằng kiềm hóa cơ thể: Quyết tâm khẳng định vị thế dược liệu Việt trên thế giới
21-12-2024 21:11 11
-
Vinh danh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long tiêu biểu 2024
21-12-2024 16:58 46
-
Mỗi năm Hà Nội tăng thêm nhu cầu nhà ở 200.000 người
21-12-2024 15:32 07
-
Grab tung ưu đãi “khủng” để kết nối người dân với tuyến Metro số 1
20-12-2024 17:31 05
-
TPHCM: 14 nhà ga của tuyến Metro số 1 đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách từ 10g ngày 22/12
20-12-2024 14:09 43
-
Mất cân bằng tài chính từ trào lưu đốt tiền ‘xé túi mù’
20-12-2024 13:14 16
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00