Chưa hoàn tất thủ tục đăng ký
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) mới đây cho hay, Bộ Công Thương vẫn đang tiến hành rà soát hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của Temu nên đã yêu cầu sàn này tạm dừng hoạt động. Cũng theo cơ quan này, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd - chủ sở hữu nền tảng thương mại điện tử Temu đã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiến hành rà soát và yêu cầu Temu bổ sung hồ sơ.
Nghị định 85 ban hành năm 2021 khẳng định, các sàn giao dịch thương mại điện tử bắt buộc phải đăng ký khi hoạt động tại Việt Nam. Bộ Công Thương cũng cho biết, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thừa nhận thực tế vẫn có nền tảng chưa tuân thủ quy định này.
Chiều 9/11, Bộ Công Thương đã yêu cầu hai sàn thương mại điện tử Temu và Shein đăng ký hoạt động tại Việt Nam trong tháng 11, tạm dừng tất cả giao dịch và quảng cáo để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu không tuân thủ, các sàn này phải đối mặt với việc bị chặn ứng dụng và tên miền. Về thuế, Temu đã đăng ký nhưng khai báo doanh thu là 0 đồng. Cơ quan thuế sẽ giám sát chặt chẽ, đối chiếu dữ liệu để ngăn ngừa gian lận và đảm bảo thu ngân sách đúng quy định.
Trước động thái này, đầu tháng 11, khi truy cập vào website hay ứng dụng của Temu, người dùng đều nhận được thông báo nền tảng này đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký việc cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại thời điểm này cho thấy, ứng dụng và website của Temu vẫn có thể truy cập, mặc dù với nhiều hạn chế. Các thao tác đặt hàng và thanh toán vẫn được thực hiện bình thường. Khi xác nhận đặt hàng, người dùng vẫn bị trừ tiền qua thẻ tín dụng. Nền tảng này cũng cam kết hoàn thành giao hàng trong vòng 4-6 ngày và sẵn sàng tặng người dùng 25.000 đồng vào tài khoản mua hàng trong trường hợp trễ hẹn hay hoàn tiền nếu trong 15 ngày không cập nhật tiến độ đơn hàng.
Cũng trong thời gian bị Bộ Công thương yêu cầu dừng hoạt động, Temu đã tung ra chính sách mới: Nâng giá trị đơn hàng tối thiểu lên 887.000 đồng và giới hạn đơn hàng ở mức 1 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn mua hàng, người dùng sẽ phải chi tiêu trong khoảng từ 887.000 đồng đến 1 triệu đồng cho mỗi đơn hàng. Nếu giá trị đơn hàng vượt quá 1 triệu đồng, nền tảng sẽ yêu cầu người mua chia thành hai đơn hàng riêng biệt, mỗi đơn đều phải tuân thủ mức tối thiểu như trên.
Ứng dụng mua sắm trực tuyến Temu.
Trước đó, từ cuối tháng 9, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý. Temu đã tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt, đặc biệt là Facebook với loạt thông báo "mừng khai trương giảm giá đến 90%" và nhiều ưu đãi khủng như gói giảm giá trị giá 490.000 đồng cho tất cả người dùng Việt... Đáng chú ý, mức hoa hồng mà sàn thương mại điện tử này đưa ra được đánh giá là "rất hấp dẫn".
Người tiêu dùng phải làm gì nếu tiền bị mắc kẹt trong ứng dụng?
Mặc dù đã tạm dừng hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên, một số đơn khách Việt đặt hàng trên Temu vẫn trong trạng thái chờ. Số tiền dư trong ví tín dụng Temu không thể sử dụng để chi tiêu hay rút về. Nhiều người hoang mang do những đơn hàng đã thanh toán trước giờ đây bị 'treo', khả năng hoàn tiền vẫn là câu hỏi lớn.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, một trong những nguyên nhân có thể do phía hải quan quy định không thông quan hàng cho những sàn thương mại điện tử chưa đăng ký với Bộ Công Thương, khiến hàng hóa của sàn Temu không được vào Việt Nam. Người mua hàng có thể chờ Temu hoàn thiện thủ tục đăng ký, nếu không nhận được hàng đúng hạn có thể họ sẽ hoàn tiền.
Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cũng khuyến cáo, người tiêu dùng cần lưu giữ cẩn thận tất cả hóa đơn, chứng từ liên quan đến giao dịch, ghi chép đầy đủ thông tin về các đơn hàng đã đặt, sẵn sàng cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng nếu cần.
Trao đổi trên Vietnamnet, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), khuyến nghị hai việc mà người trót đặt hàng trên Temu nên làm lúc này. Một là, liên hệ với Temu kiểm tra xem khi nào sẽ giao hàng, vì có thể khâu giao hàng gặp khó khăn liên quan thủ tục hải quan. Hai là, có thể hủy đơn hàng và yêu cầu hoàn tiền.
“Bộ Công Thương đã khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua sản phẩm trên những sàn thương mại điện tử chưa được cấp phép để tránh rủi ro. Qua sự việc này, người tiêu dùng cần thận trọng hơn trong quá trình giao dịch mua hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông Minh lưu ý.
Cần tăng cường bảo mật thông tin cho người tiêu dùng |
Xuân Đoàn - Ngọc Anh
-
Cảnh giác trước thủ đoạn tấn công tài khoản ngân hàng dịp sát Tết
21-01-2025 16:48 55
-
Tổng thống Trump chấm dứt chính sách xe điện thời ông Biden, muốn phục hồi ngành công nghiệp ô tô Mỹ
21-01-2025 14:54 15
-
Không phải HN hay TP HCM, đầu tư chung cư ở tỉnh này mới lời nhất
21-01-2025 11:22 24
-
Cơ quan Văn phòng 2 Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Chào Xuân Ất Tỵ 2025 với niềm tin và hy vọng vào vận hội mới
20-01-2025 16:18 55
-
Công ty của "Giám đốc Hieuthuhai" bị cấm quảng cáo kem Merino
20-01-2025 16:18 49
-
Những mẫu xe ‘tân binh’ đắt khách nhất thị trường Việt trong năm 2024
20-01-2025 11:41 30