Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 6.1 đến 7.2.1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27 đến 31.3.1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt gần 6.000 đảng viên đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước.
Căn cứ tình hình cụ thể và dự báo tình hình trong nước, thế giới, Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ...
Căn cứ tình hình cụ thể và dự báo tình hình trong nước, thế giới, Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ...
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 7.1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư. Gần hai năm sau, tháng 3.1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng là dấu mốc lịch sử quan trọng, được tổ chức sau 5 năm tổ chức hội nghị hợp nhất các Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đồng thời, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.
Đại hội lần thứ II của Đảng: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn
Điều kiện lịch sử đã đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, họp từ ngày 11 đến 19.2.1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 760 nghìn đảng viên.
Đại hội đã tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc; làm rõ những kinh nghiệm, bài học và lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chiến tranh nhân dân; đánh giá bước phát triển của nửa đầu và dự báo sự phát triển của cách mạng nước ta nửa sau thế kỷ XX.
Đại hội đã phát triển đường lối kháng chiến và đề ra những chính sách cụ thể để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công.
Đại hội đã phát triển đường lối kháng chiến và đề ra những chính sách cụ thể để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công.
Do sự phát triển và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, Đại hội quyết định xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Cộng sản riêng. Ở Việt Nam, Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 Ủy viên chính thức và 10 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Đại hội lần thứ III của Đảng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 đến 10.9.1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên.
Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta.
Đại hội xác định cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng, quyết định trực tiếp sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 78 đồng chí, trong đó 47 Ủy viên chính thức và 31 Ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội lần thứ IV của Đảng: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 đến 20.12.1976 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.008 đảng viên thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự Ðại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội lần thứ IV của Đảng là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là Đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã vạch ra đường lối, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Về công tác xây dựng Ðảng, Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm đã tích lũy được trong mấy chục năm qua; xác định nhiệm vụ, phương châm và biện pháp công tác Đảng trong giai đoạn mới, bảo đảm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới.
Ðại hội quyết định lấy lại tên ban đầu của Ðảng là Ðảng Cộng sản Việt Nam; bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 Ủy viên chính thức, 32 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 Ủy viên chính thức và ba Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.
Ðại hội lần thứ V của Ðảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 đến 31.3.1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Ðại hội có 1.033 đại biểu đại diện cho hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước.
Đại hội đánh giá toàn diện những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta giành được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975. Đại hội khẳng định toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả bước đầu.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 116 đồng chí Ủy viên chính thức, 36 đồng chí Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và hai Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được Ban Chấp hành Trung ương bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng.
Ngày 10.7.1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt vào ngày 14.7.1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
Ngày 10.7.1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt vào ngày 14.7.1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ VI của Đảng: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18.12.1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới. (1) Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công-nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). (2) Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm: chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. (3) Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.
Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo XHCN dựa trên ba nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo XHCN, phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối XHCN.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 124 Ủy viên chính thức và 49 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và một Ủy viên dự khuyết, bầu Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN
Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến 27.6.1991 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu 155 nghìn đảng viên trong toàn Đảng.
Với nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới”, Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng sửa đổi).
Với nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới”, Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng sửa đổi).
Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 146 Ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên, Ban Bí thư gồm chín Ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trách nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng tiến hành từ ngày 20 đến 25.1.1994 tại Hà Nội. Dự Hội nghị có 647 đại biểu.
Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI nhằm làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong quá trình đi lên CNXH ở nước ta, xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục đi lên, đẩy tới một bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28.6 đến 1.7.1996 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội khẳng định: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, đại hội rút ra 6 bài học chủ yếu.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII gồm 170 Ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 19 Ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao nhiệm vụ làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII (họp từ ngày 22 đến 29.12.1997), Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận đề nghị của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về việc chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư; bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được giao nhiệm vụ làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ IX của Đảng: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến 22.4.2001 với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng.
Với khẩu hiệu hành động “Trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới”, Đại hội tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, 10 năm thực hiện Chiến lược, 15 năm đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Đại hội chỉ rõ mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
Đại hội thông qua đường lối phát triển kinh tế là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh”.
Đại hội khẳng định phải coi trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đó là nhiệm vụ then chốt, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Đảng ta, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thế giới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 150 đồng chí; Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí; Ban Bí thư chín đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội lần thứ X của Đảng: Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 đến 25.4.2006 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, tổng kết 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu phương hướng phát triển đất nước 5 năm tới.
Đại hội đánh giá sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; đồng thời nêu bật năm bài học lớn.
Đại hội quyết định mục tiêu tổng quát 5 năm tới là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội cũng nêu rõ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế…
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 Ủy viên chính thức và 21 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên thứ nhất bầu 14 đồng chí vào Bộ Chính trị và 8 đồng chí vào Ban Bí thư. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị Trung ương 9 họp từ ngày 5 đến 14.1.2009 bầu bổ sung một đồng chí vào Bộ Chính trị, hai đồng chí vào Ban Bí thư.
Đại hội lần thứ XI của Đảng: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước
Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 đến 19.1.2011 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Từ thực tiễn chỉ đạo, lãnh đạo, Đại hội rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là phải luôn kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững; coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; trong chỉ đạo, lãnh đạo phải nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn,…
Đại hội thảo luận, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và nhiều văn kiện quan trọng khác.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI gồm 175 đồng chí Ủy viên chính thức và 25 đồng chí Ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm bốn đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, họp từ ngày 2 đến 11.5.2013, hai đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, một đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
Đại hội lần thứ XII của Đảng: Bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển
Đại hội lần thứ XII của Đảng họp từ ngày 20 đến 28.1.2016 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.510 đại biểu được tổ chức thành 68 đoàn. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đại hội được tổ chức sau 30 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực hiện công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12.1986).
Với phương châm: “Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Đổi mới”, Đại hội đã thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và tạo được sự thống nhất cao với các Dự thảo Văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị; Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng.
Đại hội lần thứ XII là Đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án: “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”. Trên cơ sở Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng và thực sự phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và của các đại biểu Đại hội.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Theo TTXVN
Từ khóa:
-
Quận Hoàn Kiếm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
21-12-2024 16:58 35
-
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN: Không ngừng nỗ lực và thích ứng để làm chủ tương lai
09-12-2024 18:03 28
-
Đồng Nai trang trọng tổ chức Lễ An táng liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ
09-12-2024 15:16 06
-
Công bố báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam
28-11-2024 15:18 10
-
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
27-11-2024 10:20 39
-
Cuộc thi Nhà lãnh đạo tương lai - The Future CEO (TFC) 2024 : Hành trình khai phá tiềm năng lãnh đạo thế hệ trẻ Việt Nam
26-11-2024 21:50 07
- Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
- Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00