Đào tạo nghề: Cơ hội thoát nghèo cho người dân vùng đồng bào dân tộc ở Cà Mau
(LĐXH) - Thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 5 (phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 đang giúp các huyện khó khăn ở Cà Mau có cơ hội hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người dân.
Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai có hiệu quả các dự án nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề; hỗ trợ người lao động là người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng. Đồng thời, tổ chức triển khai các nội dung thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, tránh lãng phí, tránh trùng lắp đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đối với các huyện có nhiều xã thuộc vùng đồng bào DTTS như: Đầm Dơi, U Minh, Ngọc Hiển..., địa bàn định cư chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, việc triển khai Tiểu dự án 3, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia thực sự mang lại cơ hội lớn để địa phương đào tạo nghề giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Bởi phần lớn những địa phương trên có điều kiện tự nhiên bất lợi, trình độ nhận thức, khả năng canh tác sản xuất của người dân chưa đồng đều. Trước đây, cuộc sống của nhân dân trên địa bàn phụ thuộc nhiều vào khai thác lâm sản, phát rừng làm nương rẫy, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.
Tại huyện U Minh, những năm qua, nhờ được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cầu, đường giao thông nông thôn, công trình nước sạch, dạy nghề, tạo việc làm... nên đời sống của hầu hết đồng bào dân tộc Khmer đã có bước phát triển, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. Từ các nguồn vốn hỗ trợ, năm 2023, huyện U Minh đã đầu tư xây dựng 15 công trình đường giao thông với chiều dài 28km tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; hỗ trợ vốn cho 12 dự án xây dựng mô hình giảm nghèo với hơn 200 hộ dân và mở 17 lớp dạy nghề cho gần 600 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo...
Riêng trong Quý 3 năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau sẽ hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phòng Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm sẽ làm đầu mối, phối hợp cùng Văn phòng sở, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện: Đầm Dơi, Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời; tổ chức các lớp đào tạo nghề lao động là người DTTS, người lao động là dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (7 lớp) với kinh phí được hỗ trợ là 924 triệu đồng.
Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS. Cụ thể đã tổ chức được 2 phiên tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề và tổ chức 5 buổi tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động ở 5 xã khu vực III vùng đồng bào DTTS tại huyện Đầm Dơi và U Minh. Được biết, trọng tâm của tiểu dự án 3 này là phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, có sức khoẻ; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số trong thời kỳ công nghệ 4.0 cho đồng bào DTTS.
Sở cũng đề nghị phòng LĐ-TB&XH các huyện, TP Cà Mau rà soát nhu cầu học nghề của người lao động (người lao động là người DTTS, người lao động là dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số), tổng hợp danh sách và đề xuất nhu cầu đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; phối hợp với các phòng, ban liên quan, các địa phương tổ chức các hoạt động thu thập thông tin và khảo sát, thống kê tin và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trên địa bàn đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
Quảng Ninh đào tạo nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
06-11-2024 16:05 52
-
Hợp tác, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại TP.HCM
22-12-2024 17:42 51
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
-
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
04-12-2024 13:44 13
-
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
16-12-2024 10:43 50
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00