Để hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm là cầu nối hữu ích giữa các bên
(LĐXH) - Tại một cuộc hội thảo về vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng: “Với chức năng kết nối cung cầu lao động, dịch vụ việc làm công giữ vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển thị trường lao động, bao gồm các dịch vụ việc làm được cung cấp miễn phí cho người lao động. Các trung tâm đã và đang là cầu nối cần thiết, hữu ích giữa người lao động và người sử dụng lao động…”
Hiện cả nước có hơn 100 trung tâm dịch vụ việc làm đang được xem là dịch vụ việc làm công, trong đó 63 trung tâm trực thuộc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, số còn lại trực thuộc các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và các ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất. Hình thức tổ chức dịch vụ này khá đa dạng, từ hội chợ việc làm đến sàn giao dịch việc làm và được quan tâm, đầu tư ngày càng nhiều hơn của các bộ, ngành, địa phương... Nội dung hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm tư vấn việc làm, học nghề và các chính sách liên quan; giới thiệu và cung ứng lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp; thu thập, phân tích và cung ứng thông tin thị trường lao động thực hiện các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp.
Trên thực tế, khi triển khai, cơ chế, chính sách, khung pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm công còn bất cập, thể hiện ở trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm còn yếu, năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Được biết, hoạt động dịch vụ việc làm tại Việt Nam được tổ chức theo đơn vị hành chính: các địa phương, tổ chức đoàn thể quản lý trực tiếp trung tâm dịch vụ việc làm, còn phía cơ quan quản lý Nhà nước thì lại không trực tiếp quản lý. Điều này khiến chất lượng hoạt động dịch vụ việc làm phụ thuộc vào sự quan tâm của từng địa phương, bộ, ngành và tổ chức đoàn thể. Vì vậy, khi triển khai các chương trình đều gặp khó khăn và khó bảo đảm tính thống nhất vì phải qua khâu trung gian và mỗi địa phương tồn tại cơ chế và thủ tục khác nhau.
Đề cập đến vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, để dịch vụ việc làm công đi vào cuộc sống, cần tổ chức lại mô hình theo ngành dọc 4 cấp: cấp trung ương, cấp vùng, cấp tỉnh, thành phố và văn phòng tại quận, huyện, KCN, KCX. Đặc biệt, Việt Nam có lượng lớn lao động di cư từ vùng này sang vùng khác nên cần chú ý hỗ trợ di chuyển lao động và thu thập, phân tích, cung cấp một cách hệ thống thông tin thị trường lao động cho các ứng viên và doanh nghiệp.
Để khắc phục những hạn chế trên và phát triển dịch vụ việc làm công hiệu quả cần tận dụng và phát huy mọi nguồn lực, tăng tính tự chủ của địa phương trong việc cung cấp việc làm. Đồng thời, có kế hoạch phát triển thị trường lao động gắn với nhu cầu thực tế của địa phương. Có như vậy mô hình dịch vụ việc làm công mới thực sự trở thành cầu nối hữu ích của người lao động và người sử dụng lao động…
NHB
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48