Hội thảo được tổ chức trong thời điểm Chính phủ đang quan tâm chỉ đạo sát sao về thuế suất. Trước đó vài ngày, Tổ công tác đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm tổ trưởng đã ký Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác đặc biệt này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm tổ phó thường trực.
Trong tham luận Khuyến nghị chủ trương, chính sách Việt Nam chủ động tham gia thuế suất tối thiểu toàn cầu Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển, đồng thời là Cố vấn và Điều phối viên Quốc gia giải thưởng Stevie Awards toàn cầu tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam cần tiến hành đẩy nhanh truyền thông chính sách, thúc đẩy nghiên cứu lấy ý kiến rộng mở đến cộng đồng khoa học và doanh nhân về thực tế của Trụ cột 2, trong bối cảnh mỗi ngày lại có thêm nhiều quốc gia ban hành chính sách và áp dụng sớm chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu. Các chính sách ứng phó với tác động của Trụ cột 2 được xây dựng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, DN đầu tư nước ngoài thông qua các diễn đàn đối thoại, hội thảo khoa học, truyền thông chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và các quy định thuế liên quan.
Xây dựng đề án về Thuế suất tối thiểu toàn cầu trong quý II/2023; đồng thời đánh giá chủ trương chính sách của Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023 và mở rộng hơn với tháng 12/2023 và thông báo chính thức chủ trương vào 1/1/2024 khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực.
Theo Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, Nguyễn Phó TCT Tổng Cục thuế: Tính đến nay, có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với gần 35 000 dự án, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan. Trong lúc đó, ngày 23/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Điều chỉnh Thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/01/2024.
Theo đó, nếu Việt Nam không ban hành mức thuế tối thiểu, vẫn để ưu đãi thuế TNDN như hiện hành thu thì các doanh nghiệp Hàn quốc đang đầu tư ở Việt nam thuộc đối tượng phải áp dụng thuế này, vẫn phải nộp bổ sung phần chênh lệch thuế suất thấp tại Việt nam với thuế suất 15% về Hàn quốc. Do đó, Việt Nam cần thực hiện sớm thuế tối thiểu, nhưng cũng phải tìm cách điều chỉnh chính sách ưu đãi khác tương thích để vừa đảm bảo quyền đánh thuế, vừa ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang, sẽ kinh doanh tại Việt nam.
-
Ngân hàng đua tăng lãi suất tiết kiệm: Gửi nhà băng nào lợi nhất?
15-01-2025 14:56 58
-
Novaland bác tin đồn ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch
15-01-2025 09:54 23
-
Thương hiệu ô tô an toàn nhất thế giới trong 10 năm qua
15-01-2025 09:54 08
-
Mẫu xe máy điện không cần bằng lái, giá gần 18 triệu đồng
13-01-2025 17:37 43
-
Grab Việt Nam gặt hái loạt giải thưởng với những chiến dịch Marketing ấn tượng trong năm 2024
13-01-2025 15:55 24
-
Giá bán lẻ điện bình quân thay đổi thế nào trong 16 năm qua?
13-01-2025 15:43 18