Dịch Covid-19: 4,7 triệu người Đông Nam Á rơi vào cảnh nghèo cùng cực
(LĐXH) – Với chủ đề "Các giải pháp bền vững cho công cuộc phục hồi của Đông Nam Á", trong 2 ngày 16-17/3/2022, Hội nghị SEADS 2022 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với mục đích thúc đẩy phục hồi sau đại dịch COVID bằng cách giải quyết những nút thắt của chuỗi cung ứng, phục hồi du lịch và tăng tốc chuyển đổi số
Theo báo cáo mới ADB với tiêu đề "Đông Nam Á: Trỗi dậy từ đại dịch" được trình bày tại Hội nghị chuyên đề phát triển Đông Nam Á (SEADS) ngày 16/3, đại dịch COVID-19 đã đẩy 4,7 triệu người dân Đông Nam Á rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm 2021, khi 9,3 triệu việc làm đã biến mất so với kịch bản không có COVID.
ADB cho biết làn sóng Omicron có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực tới 0,8 điểm phần trăm trong năm 2022. Sản lượng kinh tế của khu vực vào năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 10% so với kịch bản không có COVID. Trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có các lao động phổ thông và người lao động làm việc trong khu vực bán lẻ và nền kinh tế phi chính thức, cũng như các doanh nghiệp nhỏ không có sự hiện diện số.
Chủ tịch ADB, Masatsugu Asakawa, cho biết: "Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á. Theo đó, ADB sẽ tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình họ nỗ lực tái thiết, cải thiện hệ thống y tế quốc gia và hợp lý hóa các quy định trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN)".
Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, báo cáo cho thấy triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn đối với các nền kinh tế có khả năng ứng dụng công nghệ rộng rãi, xuất khẩu hàng hóa được duy trì hoặc có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Báo cáo cũng ghi nhận sự phục hồi kinh tế trên toàn khu vực, với hầu hết các quốc gia chứng kiến lượt khách ghé thăm các khu vực bán lẻ và giải trí tăng 161% trong giai đoạn 2 năm tính tới ngày 16/2/2022.
Với 59% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 21/2/2022, báo cáo kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á phân bổ thêm nguồn lực để giúp các hệ thống y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Đầu tư cho y tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tham gia lao động và năng suất. Ví dụ: tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5% nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% GDP, so với mức 3,0% vào năm 2021, theo nhận định của báo cáo.
Bà Indranee Rajah, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Singapore, cho biết tại hội nghị SEADS: "Chúng tôi hy vọng vào sự phục hồi ổn định trong năm nay. Cho đến gần đây, khu vực mới thực sự có những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn".
Tuy nhiên, khu vực vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, bao gồm sự xuất hiện của các biến chủng COVID-19 mới, thắt chặt lãi suất toàn cầu, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá dầu tăng, giá hàng hóa cao hơn, lạm phát và bất ổn địa chính trị từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Báo cáo của ADB cho biết cần cải thiện tốc độ và truy cập Internet, đồng thời đầu tư vào đào tạo kỹ năng và kiến thức số để giúp người lao động khắc phục tình trạng gián đoạn trên khắp thị trường lao động và chuyển đổi việc làm giữa các lĩnh vực... nhằm đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau.
Báo cáo khuyến nghị các quốc gia theo đuổi cải cách cơ cấu để thúc đẩy khả năng cạnh tranh và năng suất. Điều này có thể bao gồm đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, giảm các rào cản thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ mới.
Cũng theo ADB, chính phủ các nước Đông Nam Á cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, thông minh và áp dụng đổi mới công nghệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á cũng cần xây dựng môi trường du lịch thân thiện với khí hậu, chuỗi cung ứng và các DN số để sớm thoát khỏi những thiệt hại mà đại dịch đã gây ra cho nền kinh tế.
“Chúng ta cần tăng cường các chuỗi giá trị và hệ thống thương mại theo những cách thức cải thiện cuộc sống của hàng triệu người", đồng thời cho biết thêm rằng "các quốc gia phải đối mặt với những nhiệm vụ to lớn trong việc hỗ trợ cho quá trình phục hồi”, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB nhấn mạnh
Thục Quyên
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Thông báo kết quả kiểm tra đối với Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
14-11-2024 18:10 25
-
250 gian hàng của gần 100 đơn vị trong và ngoài nước tham gia Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
12-11-2024 17:26 42
-
Công đoàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
11-11-2024 11:23 54
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
- Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (Bài 2)
-
Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác lao động với các nước khu vực Châu Á
03-11-2024 17:08 10
-
Tổng kết, trao giải cuộc thi viết 'Vượt lên số phận' lần thứ VII
03-11-2024 11:49 56
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tham dự Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28
01-11-2024 15:56 54