Xã hội
Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền BHXH
09:38 AM 22/11/2019
(LĐXH)- Ngày 21/11/2019, Chính phủ ra Quyết định số 1676/QĐ-TTg ban hành Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH hướng đến tất cả cán bộ, đảng viên, nhân dân nhằm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, từ đó tạo sự đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách BHXH.
Lộ trình thực hiện
Theo đó, giai đoạn 2020-2025: Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW; tạo sự đồng thuận trong xã hội trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH.
Giai đoạn 2026-2030: Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW; tập trung tuyên truyền những chính sách mới về BHXH để các nhóm đối tượng hiểu đầy đủ quyền lợi và lợi ích khi tham gia BHXH.
Đề án đặt mục tiêu đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền hướng đến tất cả cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cải cách chính sách BHXH nhằm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, từ đó tạo sự đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, hướng đến BHXH toàn dân.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu phát biểu tại Hội thảo BHXH, BHYT khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
Đến năm 2025, phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền về những nội dung cải cách của chính sách BHXH. Đến năm 2030, phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến những nội dung của chính sách BHXH mới.
Về nội dung tuyên truyền, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% nội dung tuyên truyền phù hợp với định hướng cải cách chính sách BHXH theo từng giai đoạn. Về hình thức tuyên truyền, tăng cường hình thức tuyên truyền hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ (mạng xã hội; đoạn phim ngắn…).
Đổi mới nội dung tuyên truyền từ chú trọng tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật sang tuyên truyền về lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cải cách của chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội.
Cùng với đó, đổi mới về hình thức tuyên truyền, tăng cường tiếp cận tuyên truyền Bảo hiểm xã hội dựa trên nền tảng công nghệ song song với hình thức tuyên truyền miệng, trực tiếp. Phối hợp đồng bộ các hình thức tuyên truyền trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, về phương pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa giữa tuyên truyền thường xuyên và tuyên truyền theo chiến dịch. Ưu tiên tuyên truyền theo chiến dịch trong giai đoạn thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội; tăng cường phương pháp tuyên truyền đa chiều, kết hợp, dựa trên bằng chứng thay vì một chiều, đơn lẻ.
Về phương pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa giữa hình thức tuyên truyền thường xuyên với hình thức tuyên truyền theo chiến dịch, ưu tiên tuyên truyền theo chiến dịch trong giai đoạn thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách BHXH.
Đổi mới toàn diện
Đề án quán triệt rõ quan điểm: Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH là chủ trương nhất quán cả trước mắt và lâu dài bảo đảm nâng cao chất lượng tuyên truyền, góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
Công tác tuyên truyền phải làm cho đối tượng được tuyên truyền hiểu rõ quyền, lợi ích của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, từ đó tạo sự đồng thuận, thay đổi hành vi nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Hoạt động tuyên truyền phải lấy đối tượng được tuyên truyền làm trung tâm, chú trọng đối tượng là cán bộ, đảng viên; trong nhóm đối tượng được tuyên truyền là nhân dân chú trọng lao động là nông dân, khu vực phi chính thức.
Cần xác định tuyên truyền BHXH và một loại dịch vụ, do đó phải từng bước thay đổi phương thức tuyên truyền theo cơ chế cung cấp dịch vụ thay vì hoạt động mang tính hành chính nhà nước. Phương pháp tuyên truyền cần chú trọng tuyên truyền theo chiến dịch.
Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; tăng cường sử dụng công cụ truyền thông đa phương tiện, áp dụng công nghệ cao, mạng xã hội vào công tác tuyên truyền BHXH.
Thu BHXH tại địa phương
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội đối với công tác tuyên truyền BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ được sự cần thiết, vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời nắm vững những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện.
Việc đổi mới công tác tuyên truyền BHXH tập trung vào các nội dung:
Về trách nhiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH chịu trách nhiệm chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, đánh giá công tác tuyên truyền BHXH, chú trọng thực hiện tuyên truyền theo chiến dịch gắn với việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách BHXH. Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH và chú trọng thực hiện tuyên truyền thường xuyên nhằm tiếp cận, thuyết phục người dân chủ động tham gia BHXH.
Đổi mới nội dung tuyên truyền từ chú trọng tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật sang tuyên truyền về lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cải cách của chính sách BHXH nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách BHXH.
Đổi mới về hình thức tuyên truyền, tăng cường tiếp cận tuyên truyền BHXH dựa trên nền tảng công nghệ song song với hình thức tuyên truyền miệng, trực tiếp. Phối hợp đồng bộ các hình thức tuyên truyền trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, về phương pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa giữa tuyên truyền thường xuyên và tuyên truyền theo chiến dịch. Ưu tiên tuyên truyền theo chiến dịch trong giai đoạn thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách BHXH. Tăng cường phương pháp tuyên truyền đa chiều, kết hợp, dựa trên bằng chứng thay vì một chiều, đơn lẻ.
Đên cạnh đó, Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện, bao gồm:
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền BHXH: Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền BHXH; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH đối với đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách BHXH.
Tháng 05 hàng năm là tháng vận động triển khai BHXH toàn dân: Đề án đưa ra là hàng năm tổ chức tháng vận động triển khai BHXH toàn dân nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách BHXH; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia BHXH cho người lao động.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH hàng năm và từng giai đoạn: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ kế hoạch tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH hàng năm.
Nâng cao chất lượng và mở rộng đội ngũ tuyên truyền viên về BHXH: Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH tập huấn cho đội ngũ giảng viên nguồn về tuyên truyền BHXH. Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên về BHXH trong phạm vi quản lý: Tuyên truyền viên về BHXH là cán bộ, công chức, viên chức và người có uy tín, kiến thức, am hiểu về chính sách BHXH.
Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả tuyên truyền BHXH: Cụ thể, xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá kết quả tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn. Kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện tuyên truyền BHXH theo từng giai đoạn. Có hình thức động viên, khen thưởng hợp lý đối với các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH.
Tăng cường các biện pháp phòng tránh và xử lý các khủng hoảng truyền thông về BHXH: Chủ động nắm bắt thông tin phản hồi về chính sách BHXH và thực hiện chính sách BHXH nhằm dự báo các khủng hoảng truyền thông về BHXH có thể xảy ra và đề xuất các giải pháp phòng tránh, xử lý khủng hoảng truyền thông về BHXH nếu xảy ra. Chủ động thông tin, tuyên truyền nhằm xử lý kịp thời những khủng hoảng truyền thông về BHXH. Tích cực tuyên truyền sau khủng hoảng truyền thông về BHXH nhằm củng cố vững chắc niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH./. 
Nam Khánh

 

 

Từ khóa: