Lao động
Giám sát kết quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại huyện Đồng Văn
04:58 PM 26/10/2019
(LĐXH)- Trong chương trình làm việc tại huyện Đồng Văn, ngày 25/10, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Giang do Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hoàng Văn Kiên cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Đồng Văn và các phòng, ban chuyên môn về kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn huyện.
Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hoàng Văn Kiên phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện làm rõ thêm một số nội dung liên quan như: Kế hoạch đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; việc xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm tại trung tâm huyện; việc chỉ đạo các xã tổ chức gặp mặt, đối thoại với người trong độ tuổi lao động để nắm bắt nhu cầu đào tạo, giải quyết việc làm đối với lao động đi làm việc ngoại tỉnh và đi làm việc tại Trung Quốc; công tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn với Phòng Lao động - TBXH, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm; công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề; công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi của cấp ủy, chính quyền đối với các lớp nghề; số người lao động sau đào tạo có được việc làm; kết quả đạt so với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; công tác đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm; kết quả thực hiện Nghị quyết số 114 ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Hà Giang Phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020; việc thực hiện chính sách vay vốn giải quyết việc làm; hỗ trợ lao động đi làm việc ngoại tỉnh theo Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tỉnh Hà Giang về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang…
Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hoàng Văn Kiên thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình khảo sát thực tế tại cơ sở, đồng thời cũng đề nghị UBND huyện Đồng Văn: Thực hiện có hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề sát với thực tế địa phương vì Đồng Văn là huyện động lực về phát triển du lịch, dịch vụ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền thực hiện chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp, HTX phát triển sản xuất, du lịch, dịch vụ; quy hoạch mở rộng diện tích trồng cây nguyên liệu sản xuất lanh để bảo tồn và phát triển nghề dệt lanh truyền thống; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ để giải quyết lao động trên địa bàn; phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đào tạo lao động địa phương có trình độ, chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh; tổ chức tốt các ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nghành nghề truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Trước đó, ngày 24/10, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh cùng các thành viên đã khảo sát thực tế kết quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại xã Sà Phìn và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Đồng Văn.
Sau khi khảo sát, đồng chí Hoàng Văn Kiên, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 – 2019 của xã Sà Phìn và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện. Đồng thời, đề nghị cấp ủy chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các chính sách của tỉnh, huyện liên quan đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; định hướng cho người dân trong công tác đào tạo nghề xuất khẩu lao động đối với các ngành nghề có thu nhập cao; đẩy mạnh công tác phối hợp, thường xuyên khảo sát, nắm bắt nhu cầu của người học để tham mưu với huyện, tỉnh mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thực tế của địa phương; nhân rộng nhiều hơn các mô hình đang phát huy hiệu quả như mô hình htx rệt lanh thổ cẩm; quan tâm hơn nữa đến vùng nguyên liệu trồng lanh; quan tâm hơn nữa đến đầu ra cho các sản phẩm; làm tốt công tác quản bá sản phẩm; phối hợp tốt hơn nữa với các đơn vị chức năng, đào tạo nghề để nâng cao hơn nữa mẫu mã, chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương; làm tốt công tác tuyển sinh; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, lựa chọn những ngành nghề phù hợp để đào tạo cho địa phương đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế như lễ tân, nấu ăn, du lịch…; khảo sát nhu cầu của người học để tuyển sinh; làm tốt công tác phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo; việc áp dụng, ứng dụng việc học nghề vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, đời sống; đổi mới nâng cao chất lượng dậy và học của đội ngũ cán bộ giảng viên; đảm bảo chế độ cho cán bộ, giảng viên, học viên; tìm giải pháp tìm đầu ra cho các sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư…
Chí Tâm


Từ khóa: