Hà Giang phấn đấu 90% người lao động làm các nghề được huấn luyện an toàn toàn vệ sinh lao động
(LĐXH)- Năm 2020, tỉnh Hà Giang sẽ tăng cường công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người sử dụng lao động và người lao động trong các ngành có nguy cơ, rủi ro cao về ATVSLĐ; phấn đấu 90% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLD được huấn luyện.
Thời gian qua, công tác ATVSLĐ ở Hà Giang đã từng bước hình thành phong trào thi đua bảo đảm ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Đặc biệt, bên cạnh việc đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến đảm bảo ATVSLĐ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt là đã chủ động thực hiện các hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tai nạn lao động, thực hiện huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, trang bị phương tiện cá nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo các loại máy móc tại doanh nghiệp được sử dụng, vận hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng nội quy, quy trình vận hành các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu về ATVSLĐ; trang bị tủ thuốc, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh...
Không chỉ vậy, người lao động cũng chấp hành tốt nội quy, quy trình, quy phạm đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình làm việc; chủ động và tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp, sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát; quan tâm trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng ATVSLĐ, chủ động phòng ngừa, hạn chế các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân nhằm đem lại hạnh phúc cho gia đình, góp phần phát triển doanh nghiệp và xã hội.
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao động – TBXH Hà Giang) Nguyễn Hữu Phư cho biết: Mặc dù, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở lao động chưa chấp hành nghiêm về ATVSLĐ; tình trạng vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm ATVSLĐ còn xảy ra, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiêp siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình. Hiện vẫn còn một số bộ phận người sử dụng lao động, người lao động chưa quan tâm đến các quy định của công tác ATVSLĐ; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật và các nội qui, quy chế của doanh nghiệp chưa nghiêm túc, chưa có tác phong công nghiệp, tình trạng vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm các quy định về công tác ATVSLĐ còn xảy ra...
Trước yêu cầu về công tác ATVSLĐ ngày càng phải được thực hiện và đảm bảo tốt hơn nên thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 29-CT/TW đến tận các chi bộ, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động. Tăng cường phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp và toàn xã hội; đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tăng cường công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động trong các ngành có nguy cơ, rủi ro cao về ATVSLĐ, phấn đấu 90% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLD được huấn luyện; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động.
Tiếp đến, Hà Giang cũng sẽ đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội trong thực hiện công tác ATVSLĐ; phối hợp lồng ghép các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết việc thực hiện ATVSLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để tập trung khắc phục những hạn chế trong công tác ATVSLĐ; ban hành cơ chế khuyến khích cơ sở lao động thực hiện tốt, chấp hành nghiêm về ATVSLĐ và đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường lao động. Đồng thời, tăng cường và nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các cơ sở có nhiều vi phạm, các cơ sở có nhiều nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động; tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm luật pháp ATVSLĐ để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng nhằm răn đe, hạn chế các hiện tượng vi phạm tái diễn.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
07-01-2025 20:37 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
-
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
27-12-2024 14:32 31
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46