Hiện, Hà Nội có gần 1,86 triệu trẻ em, trong đó có hơn 12.780 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, 49.148 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển bền vững, thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm toàn diện đến trẻ em. Thành phố đã triển khai hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về trẻ em, nhờ đó, trẻ em thủ đô có môi trường tương đối an toàn, lành mạnh để phát triển. Đến thời điểm này, Hà Nội có 571/584 xã, phường, thị trấn được công nhận “Xã, phường phù hợp với trẻ em”; 99,5% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau... Đặc biệt, thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm trẻ em.
Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2019 – 2025; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu thành phố hướng đến là vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi để các em được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và có cơ hội phát triển một cách tốt nhất; giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống và phát triển giữa trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi với trẻ em nói chung của thành phố Hà Nội. Cụ thể, đảm bảo hỗ trợ cho 100% trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học được cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng thông qua tư vấn, khám chữa bệnh và hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ đồ ấm khi có nhu cầu; 100% trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; được truyền thông, tập huấn các nội dung về kỹ năng sống; phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
Theo kế hoạch, đối tượng hưởng lợi là trẻ em sống trên địa bàn các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố Hà Nội. Phạm vi thực hiện tại 14 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố Hà Nội, cụ thể: 07 xã của huyện Ba Vì: Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài; 01 xã của huyện Chương Mỹ: Trần Phú; 01 xã của huyện Mỹ Đức: An Phú; 02 xã của huyện Quốc Oai: Đông Xuân, Phú Mãn và 03 xã của huyện Thạch Thất: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Đặc biệt quan tâm 4 xã thuộc khu vực II (xã có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) là Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức).
Thực hiện kế hoạch của thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã sớm ban hành Kế hoạch số 3874/KH-LĐTB&XH về việc thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025.
Theo đó, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức khác nhau. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Thường xuyên rà soát, nắm chắc số liệu trẻ em nói chung, nhóm trẻ em có họàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng trên địa bàn các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Hàng năm, xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực hỗ trợ và rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt sống tại các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Đa dạng hóa cách thức vận động nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, điều phối nguồn lực hỗ trợ cho từng hoạt động và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu các địa phương và đối tượng hưởng lợi. Thường xuyên cung cấp cho các nhà tài trợ kế hoạch, nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ em; tổ chức cho các nhà tài trợ thăm, tặng quà, trao học bổng, nhận đỡ đầu, hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng... cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Phối hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi khi có nhu cầu phù hợp theo độ tuổi, giới tính; Hỗ trợ trẻ em trong các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi một số điều kiện cần thiết như sách vở, đồ dùng học tập, học bổng... Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch.
Trần Huyền
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45