Hải Phòng thực hiện giám sát nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
(LĐXH)-An toàn lao động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung. Chính vì vậy, việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo quy định, doanh nghiệp không có các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt hành chính, theo Nghị định 28/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020.
Theo Điều 20 của Nghị định ghi rõ vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy hình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế, hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
đ) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.
Năm 2020, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động đối với 143 cá nhân và 16 tổ chức, với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Trong năm 2021, tại Hải Phòng, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2021 được tổ chức trên phạm vi toàn thành phố từ ngày 1-31.5, với chủ đề “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động va sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên”.
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố không tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2021 và Lễ phát động Tháng công nhân năm 2021. Tuy nhiên, thành phố vẫn tăng cường hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thanh nội bộ để thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách, các nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro gây tạn nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tới các doanh nghiệp, người lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện về kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động.
Các đơn vị tổ chức các hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động như tọa đàm đối thoại, hội thi về an toàn lao động, về triển khai chính sách với doanh nghiệp, người lao động về an toàn vệ sinh lao động…
Cũng trong Tháng hành động, thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong các ngành, nghề có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây dựng, khai khoáng, hóa chất, điện…; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Những đơn vị có hành vi tổ chức huấn luyện qua loa, để xảy ra những vụ việc vi phạm ATVSLĐ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
07-01-2025 20:37 46
-
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024
07-01-2025 13:53 52
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
27-12-2024 14:32 31
-
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
30-12-2024 13:44 57
-
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
30-12-2024 13:34 40
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46