Hỗ trợ BHXH, BHYT cho các đối tượng tinh giản biên chế
Đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP sẽ được hỗ trợ đóng BHXH, BHYT; được trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng; được trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề - đây là một trong các nội dung thuộc Thông tư Hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ Tài chính đang dự thảo.
Với 6 Điều, Thông tư Hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế áp dụng cho đối tượng là các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã
Cụ thể, kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã, được thực hiện như sau:
Đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ, kinh phí tinh giản biên chế được bố trí từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp của cơ quan, đơn vị.
Đối với các cơ quan, đơn vị tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước đảm bảo, kinh phí tinh giản biên chế được bố trí trong dự toán hàng năm và nguồn thu được để lại của cơ quan, đơn vị.
Đối với các cơ quan còn lại:
Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm (ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại điểm b khoản này) và nguồn thu của đơn vị được để lại sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi trả các chế độ sau: Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/04/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC); hỗ trợ đóng BHXH, BHYT cho đối tượng trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC; tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc: Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là các Bộ, ngành); đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do địa phương quản lý thì ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương hàng năm.
Nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện như sau:
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, kinh phí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Cụ thể, đơn vị sử dụng nguồn thu của đơn vị, dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả cho các chế độ như trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC; hỗ trợ đóng BHXH, BHYT cho đối tượng trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC; tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác
Người lao động được các đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng lần đầu từ ngày 29/10/2003 trở đi, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì kinh phí để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp.
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các Hội theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của hội theo quy định.
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật làm việc trong cơ quan Liên đoàn lao động Việt Nam lấy từ nguồn 2% kinh phí công đoàn.
Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Oanh
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
13-01-2025 13:46 21
-
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
13-01-2025 13:46 10
-
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
13-01-2025 12:22 32
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
10-01-2025 08:02 32