Kinh tế
Hóa học xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
02:04 PM 18/12/2020
(LĐXH) Sáng ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, Cục Hóa Chất phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Ban Quản lý Dự án Hóa học xanh và Công ty Cổ phần Sơn Nishu tổ chức hội thảo với chủ đề “Hóa học xanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Dự án hỗ trợ thực hiện sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến Hóa học xanh
Hội thảo được tổ chức nhằm hỗ trợ thực hiện những sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) liên quan đến Hóa học xanh (HHX) trong việc chung tay vì cộng đồng và bảo vệ môi trường; Truyền thông, tập huấn nhằm nâng cao ý thức, đề xuất các biện pháp liên quan đến bất kỳ nguyên tắc HHX nào trong sản xuất, mua sắm, quản lý chuỗi cung ứng hoặc các chức năng khác của công ty; Tìm hiểu về những kinh nghiệm về CSR tại Việt Nam; Giới thiệu về Công ty Nishu và một số hoạt động liên quan đến CSR tại Công ty cổ phần Sơn Nishu ; Thảo luận và thu thập ý kiến đóng góp về các nhu cầu liên quan đến đào tạo về nâng cao nhận thức và áp dụng tại các doanh nghiệp Sơn-mực in; Thông tin về  thực trạng hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp sơn quy mô vừa và nhỏ.
Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo về nội dung chương trình tập huấn, và các bài giảng được thu thập làm căn cứ để hoàn thiện các tài liệu về nâng cao nhận thức và chương trình CSR tại doanh nghiệp.
Bà Sojn Jung, đại diện UNDP phát biểu tại Hội thảo
HHX được định nghĩa là “Sự thiết kế các sản phẩm hóa học và quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng và tạo ra các chất độc hại’’.
Dự án “Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng và giảm phát thải các hóa chất hữu cơ khó phân hủy và hóa chất nguy hại” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Mục tiêu chính của Dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu HHX và những ứng dụng HHX cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Minamata.
Ông Đào Xuân Lai, đại diện UNDP phát biểu tại Hội thảo
Một trong những hoạt động chính của Dự án là hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cũng như nhận thức của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. 
Cách tiếp cận HHX đã được chuẩn hóa theo 12 nguyên tắc chung: Ngăn chặn chất thải; Tối đa hóa kinh tế nguyên tử ; Phương pháp tổng hợp hóa học ít nguy hại; Thiết kế hóa chất và sản phẩm an toàn hơn;  Sử dụng dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn; Sử dụng năng lượng hiệu quả; Sử dụng nguyên liệu tái sinh; Giảm thiểu các dẫn xuất; Sử dụng xúc tác ở mức cao hơn so với đương lượng các chất phản ứng; Hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng; Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm; Giảm thiểu các sự cố.
Dự án đang hỗ trợ Công ty cổ phần Sơn Nishu xây dựng lại hoàn toàn hệ thống sản xuất sơn theo cách tiếp cận HHX, để chứng minh tính hiệu quả của Dự án trong việc giảm thiểu việc sử dụng  POPs cũng như các hóa chất nguy hại khác. Đây là mô hình thí điểm và được kì vọng sẽ từng bước nhân rộng.

Ông Đặng Anh Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sơn Nishu
Hóa học xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
 Tiếp cận HHX trong sản xuất và kinh doanh cũng bao gồm việc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của mình. CSR có thể được thể hiện qua một số nội dung sau:
- CSR cho người lao động: Đảm bảo tuyển dụng và thăng chức có đạo đức, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng cho phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, thúc đẩy cơ hội việc làm, bảo đảm sự riêng tư và an toàn cho người lao động...;
- CSR cho người tiêu dùng và khách hàng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng làm bằng nguyên vật liệu an toàn, không độc hại với giá cả hợp lý; thực hiện nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo và hữu ích hơn theo thời gian;
- CSR cho nguồn cung cấp (ví dụ cung cấp nguyên liệu tái chế): Trả giá cạnh tranh cho các nguồn cung cấp; đảm bảo bền vững cho nhà cung cấp thay vì lợi dụng các nguồn cung cấp này; hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho các nguồn cung cấp nhằm mục đích tạo ra nguyên liệu tốt và an toàn hơn;
- CSR cho xã hội: Thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng và phát triển khu vực, tập trung vào khu vực nơi nhà máy hoặc nguồn cung cấp (ví dụ trong trường hợp nơi sản xuất hoặc cung cấp bột giấy và giấy) được đặt;
- CSR cho môi trường và sức khỏe: Đảm bảo mua nguyên liệu an toàn đối với môi trường và xã hội. Tránh đảo lộn đa dạng sinh học. Đảm bảo quy trình sản xuất không ô nhiễm. Đảm bảo tính minh bạch trong giao tiếp về thông tin môi trường. Ủng hộ đóng gói thân thiện với môi trường. Cuối cùng, tạo ra sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường tối đa, với trọng tâm hướng tới việc tình nguyện tham gia quy trình HHX, được coi là tham gia một phần vào chính sách CSR của một công ty.
Toàn cảnh Hội thảo
Áp dụng Hóa học xanh tại Công ty cổ phần Sơn NISHU
Kim loại nặng Chì (Pb)  sử dụng trong sơn để giảm rạn nứt bề mặt và tăng mật độ mịn bề mặt màng sơn, chì cũng làm cho màu sơn trở nên bóng hơ. Ngoài ra chì còn có tác dụng làm sơn nhanh khô và chống phong hóa bởi môi trường
Chì trong sơn trở lên rất nguy hiểm sau thời gian sử dụng lâu dài bề mặt bị lão hóa dẫn đến màng sơn vỡ và bong tróc. Bụi từ màng sơn, bề mặt sơn mài nhám dẫn đến người chủ nhà  dễ hít phải bụi độc hại. Trẻ nhỏ hay có thói quen cắn ngậm đồ chơi và tiếp xúc trực tiếp đến các đồ vật và nội thất xung quanh
Việc phơi nhiễm chì đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê vào top 10 triệu chứng “chậm phát triển trí tuệ bởi” có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ em, do các tác nhân môi trường.
Phơi nhiễm chì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người trưởng thành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến trẻ em, phụ nữ có thai và truyền từ mẹ sang con thông qua tuyến sữa.
Năm 2018, thế giới đã có 70 quốc gia quy định quản lý chặt chẽ việc sử dụng chì trong sơn.
Luật hóa chất Châu Âu REACH có 31 quốc gia đã cấm hoàn toàn việc sử dụng chì trong sơn. Vào thời điểm đó, đã có 24 quốc gia cam kết hàm lượng chì trong sơn từ 100 – 600 ppm.  
Theo kết quả nghiên cứu về hàm lượng chì trong các loại sơn dầu dân dụng tại Việt Nam của IPEN năm 2017 công bố rằng: khi phân tích 26 mẫu sơn đến từ 11 hãng khác nhau tại Việt Nam thu thập năm 2016, có tới 54% mẫu cho kết quả hàm lượng chì vượt quá 600ppm (giới hạn cho phép) và có mẫu chạm tới 21.000ppm.
Căn cứ theo dự thảo Quy chuẩn quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn 2020, sau khi quy chuẩn có hiệu lực hàm lượng chì trong sơn ≤ 600ppm. Lộ trình giảm dần sau 5 năm từ ngày quy chuẩn có hiệu lực hàm lượng chì trong sơn ≤ 90ppm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Công ty sơn NISHU đã áp dụng công nghệ hóa học xanh để sản xuất những sản phẩm sơn sạch hướng tới người tiêu dùng và bảo vệ sự bền vững của môi trường xanh.
Căn cứ theo yêu cầu của Cục Hóa chất – Bộ Công thương, Công ty Sơn NISHU đã kiểm định hàm lượng chiof các sản phẩm sơn NISHU tại Trung tâm thử nghiệm VINACOTROL nhận kêt quả ngày 30/11/2020 với số liệu hàm lượng chì thấp hơn yêu cầu quy chuẩn của lộ trình 5 năm .
+ Kết  thử nghiệm hệ sơn dầu  Hàm lượng chì trong sơn:   ≤ 50.9ppm
+ Kết  thử nghiệm hệ sơn nước Hàm lượng chì trong sơn:   ≤ 0.53ppm
+ Kết  thử nghiệm hệ sơn công nghiệp Epoxy Hàm lượng chì trong sơn:   ≤ 34.78 ppm.
 Thảo Lan
 
Từ khóa: