Thứ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc Hội nghị
Hội nghị cũng hướng dẫn một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bảo trợ xã hội: Nghị định 103/2017/NĐ – CP và Thông tư số 33/2017/TT – BLĐTBXH và định hướng các nhà tài trợ cùng các địa phương về chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) giai đoạn 2018 – 2020.
Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có ông Đặng Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; ông Đàm Hữu Đắc – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam; ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ - TBXH; ông Lê Văn Hoạt – Vụ trưởng, Phó Bí thư thường trực Đảng bộ Bộ LĐ – TBXH; TS. Nguyễn Văn Hồi – Cục trưởng cục Bảo trợ xã hội; TS. Trần Ngọc Diễn – Tổng Biên Tập Tạp chí Lao động và Xã hội; ông Hà Đình Bốn – Vụ trưởng Vụ Pháp Chế; ông Trần Ngọc Túy – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các phòng Bảo trợ Xã hội, các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập; các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về công tác xã hội của các tỉnh, thành trong cả nước.
Bàn Chủ tọa Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Đào Hồng Lan đánh giá cao một số địa phương đã làm tốt công tác BTXH, triển khai các mô hình, chính sách TGXH như Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Nội. Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, BTXH là một trong những trụ cột quan trọng của công tác ASXH, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm: Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm ASXH, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách người có công; nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân... Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1-6-2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nêu rõ: Nâng cao hiệu quả công tác TGXH; tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng cao mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước; xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội.
Để triển khai nội dung này trong tình hình mới, trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành đã rất quan tâm đến lĩnh vực này, bởi vì an sinh xã hội là một trụ cột để đảm bảo an ninh – chính trị và góp phần cho công tác nâng cao tốt hơn đời sống của người dân. Trong đó, BTXH là một trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, đây là điều quan trọng với nước ta đang trong quá trình phát triển, chịu nhiều tác động của thiên tai, tác động của kinh tế - xã hội, đối tượng BTXH rất đông.
TS. Nguyễn Văn Hồi giải đáp thắc mắc của các địa phương
Hiện nay cả nước có khoảng 10 triệu người cao tuổi, trong đó có hơn 2 triệu người cao tuổi được hưởng lương hưu, 1,5 triệu hưởng các chính sách trợ cấp đối với người cao tuổi của nhà nước. Còn lại đa phần là những người cao tuổi đó cũng chưa có chế độ, chính sách gì. Chúng ta cũng có 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, và khoảng 2,7 triệu người đang hưởng chính sách BTXH. Còn có các đối tượng liên quan đến HIV, cai nghiện ma túy, người khuyết tật. Số người khuyết tật hiện có khoảng 7,5 triệu người, trong đó có khoảng 1,5 triệu NKT đang hưởng trợ cấp. Điều đó có thể nói rằng đặt ra áp lực lớn cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, trong đó có công tác BTXH.
Bên cạnh các chính sách đã triển khai trong nhiều năm qua, trong năm 2017, ngành LĐTBXH đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, các Bộ, ban ngành để tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất nhiều chính sách liên quan, trong đó có các chính sách định hướng từ nay đến năm 2020, và đặc biệt là hướng đến năm 2030. Và cũng có chính sách mang tính chiến lược trong công tác BTXH.
Trước áp lực gia tăng đối tượng cần BTXH, nhằm quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đối tượng này, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách. Với 13 nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2018, trong trách nhiệm của mình, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy, trong đó có việc hoàn thiện dự thảo Luật Công tác xã hội trình Quốc hội thông qua; phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tướng phê duyệt đề án “Phát triển y tế lao động xã hội đến năm 2030; triển khai đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ASXH, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách ASXH đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030”.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH giao Cục BTXH thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở TGXH; nghiên cứu xây dựng kế hoạch cấp sổ ASXH, thẻ ASXH điện tử cho người dân áp dụng chung trên cả nước.
Báo cáo tại Hội nghị, TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục BTXH cho biết, hiện nay, số người cần TGXH trên cả nước rất lớn, khoảng 22,5 triệu người, chiếm 25% dân số. Trong đó, có trên 10 triệu người cao tuổi không có lương hưu; 7,6 triệu người khuyến tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đó là chưa 2,9 triệu hộ nghèo và cận nghèo, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ cấp hằng tháng; khoảng 254.000 người nhiễm HIV/AIDS, hơn 200.000 người nghiện ma túy, 30.000 nạn nhân bạo hành gia đình và nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, xâm hại cần được BTXH.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Về kết quả thực hiện, trong năm 2017, cả nước đã trợ cấp hằng tháng và cấp thẻ BHYT cho gần 2,7 triệu người. Trong đó có hơn 1,5 triệu người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp BHXH; 1,1 triệu người khuyết tật; gần 33.000 trẻ mồ côi bị bỏ rơi, không người nuôi dưỡng; hơn 5.000 người nhiễm HIV/AIDS và gần 98.000 người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo.
Ông Nguyễn Văn Hồi cũng cho rằng, công tác BTXH đang đứng trước áp lực rất lớn, nhất là tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu làm gia tăng số đối tượng cần TGXH. Dự báo đến năm 2025, số đối tượng thuộc diện được trợ cấp thường xuyên tăng lên trên 3 triệu người. Trong khi đó, cùng với thiên tai, còn nhiệu hạn chế, vướng mắc ảnh hưởng đến công tác BTXH, bảo đảm ASXH, như mức trợ cấp dành cho các đối tượng theo quy định hiện hành còn thấp so với mức sống tối thiểu; nguồn lực, kinh phí bố trí cho các chương trình, chính sách TGXH còn ít; nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này.
Vì vậy, mục tiệu và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, Cục sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ thực hiện các chương trình công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung nghiên cứu, xậy dựng: Luật công tác xã hội, Nghị định quy định về cơ sở dự liệu quốc gia về an sinh xã hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển y tế cộng đồng đến năm 2030; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho người khuyết tật; quy định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội và ban hành Thông tư quản lý trường hợp người mắc bệnh tam thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Đại diện Sở Lao động – TBXH tỉnh Quang Ninh báo cáo tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe các tham luận của một số địa phương triển khai có hiệu quả về công tác bảo trợ xã hội trong năm qua, tiêu biêu như: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Long, Trung tâm CS&NDNTT Hà Nội, Đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Sở Lao động – TBXH tỉnh Bến Tre, TPHCM đánh giá những kết quả đã triển khai có hiệu quả trong công tác bảo trợ xã hội tại địa phương cũng như nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế, khó khăn và vương mắc cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến công tác Bảo trợ xã hội của địa phương.
Đại diện các địa phương cho rằng, ngoài những kết quả đat được vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc như: Chính sách BTXH hiện chưa đồng bộ, có sự thay đối liên tục giữa các văn bản, nghị định và thông tư nên việc triển khai thực hiện còn lung túng. Các văn bản về chế độ chính sách có một số nội dung hướng dẫn chưa cụ thể khiến cho công tác triển khai thực hiện chính sách BTXH còn vướng mắc. Mặt khác, mức trợ cấp của Nhà nước hiện còn thấp, mức của Tỉnh cho các đối tượng mặc dù đã tăng hơn so với quy định chung của Nhà nước ( mức chuẩn của tỉnh cao hơn 1,3 lần so với quy định chung của nhà nước), nhưng so với mặt bằng chung của xã hội thì vẫn còn thấp. Nhất là trong giai đoạn chuẩn nghèo mới ( đa chiều) cao gấp 2 lần so với chuẩn nghèo cũ được áp dụng từ năm 2015. Ngoài ra, một số nhóm đối tượng trẻ em hiện nay không có cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng chưa được quy quy định cụ thể hóa trong Nghị định 136. Đồng thời, khi thực hiện Nghị định 136, Thông tư Liên tịch số 29/2014 về một số quy định hoặc hướng dẫn thực hiện còn chưa rõ ràng, cụ thể nên việc thực hiện ở cơ sở còn nhiều khó khăn.
Đại diện Sở LĐ – TBXH tỉnh Vĩnh Long báo cáo tại Hội nghị
Bên cạnh đó, hiện nay Bộ chưa ban hành Thông tư hướng dẫn khung giá dịch vụ để các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện; Bộ cần xem xét có cơ chế hộ trợ, trợ cấp hàng tháng cho các thành viên thuộc hộ nghèo, nhóm yếu thế xã hội, các địa phương có đặc thù khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách cho vay vốn đối với đối tượng là Người cao tuổi để họ có điều kiện tham gia sản xuất, kinh doanh, mức thu nhập của công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các Trung tâm BTXH còn gặp nhiều khó khăn do mức tiền lương, phụ cấp đặc thù công việc còn thấp, chưa phù hợp với khối lượng công việc đang thực hiện, dẫn đến một bộ phận công chức, viên chức và người lao động chưa gắn bó với công việc. Chưa có các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào công tác xã hội hóa BTXH. Nguyên nhân là do các thủ tục phức tạp, cơ chế chính sách đất đai xin hỗ trợ để xây dựng hoặc mở các Trung tâm BTXH tư nhân còn khó khăn. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở BTXH ngoài công lập tuy đã có kết quả đáng kích lệ, song vẫn còn hạn chế tại một số cơ sở trong việc chấp hành đúng các yêu cầu theo quy định của Nhà nước như: hồ sơ tiếp nhận ban đầu đối với trẻ em bị bỏ rơi, quy định về nơi sinh hoạt, dịnh tích phòng ngủ, bếp ăn một chiều theo quy định…
Qua nghe các ý kiến, thảo luận và đề xuất các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các chính sách BTXH, TS. Nguyễn Văn Hồi đã giải đáp thấu đáo cũng như ghi nhận, tiếp thu các kiến nghị và đề xuất của các địa phương để Cục dần dần hoàn thiện các Văn bản, Thông tư trình Bộ bàn hành kịp thời để tháo gỡ cho các địa phương trong thời gian sớm nhất, nhằm mục tiêu thực hiện kịp thời và có hiệu quả công tác BTXH tại các địa phương trong cả nước.
Hoàng Cảnh
-
AstraZeneca đồng hành cùng Quỹ Ngày Mai Tươi Sáng mang yêu thương đến với bệnh nhân ung thư dịp Tết Ất Tỵ 2025
22-01-2025 21:16 22
-
Những hình ảnh xấu xí ngày tiễn ông Táo chầu trời
22-01-2025 15:32 46
-
Xuân về trao yêu thương – Tết đong đầy cùng LC Foods
22-01-2025 15:32 36
-
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
21-01-2025 09:12 54
-
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
21-01-2025 09:12 36
-
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
21-01-2025 06:04 09