Hướng dẫn thực hiện chế độ với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(LĐXH) – Chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN được quy định cụ thể tại Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) có hiệu lực ngày 01/03/2022 (thay thế cho Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH).
Các trường hợp được bồi thường TNLĐ, BNN. Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28, các trường hợp được bồi thường lao động gồm: Người lao động bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; Trừ trường hợp người lao động bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động) (So với trước đây, Thông tư 28 bổ sung trường hợp loại trừ thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ); Người lao động bị BNN làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do BNN khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị BNN do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
Nguyên tắc bồi thường TNLĐ, BNN. Việc bồi thường TNLĐ, BNN phải tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 28, cụ thể: TNLĐ xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó; Việc bồi thường đối với người lao động bị BNN được thực hiện theo quy định sau: Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu; Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường TNLĐ, BNN. Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 28, mức bồi thường đối với người bị TNLĐ, BNN được tính như sau: Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4} (hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này). Trong đó:Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương); 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị TNLĐ, BNN; 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ: Ông A bị BNN, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau: Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương); Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là: Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).
Trợ cấp tai nạn lao động. Người lao động bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, nếu nguyên nhân xảy ra TNLĐ hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ). Nguyên tắc trợ cấp: TNLĐ xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. Mức trợ cấp: Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ; Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức Ttc = Tbt x 0,4 (hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này). Trong đó: Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương); Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ: Ông B bị TNLĐ lần thứ nhất do đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương); Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Theo Thông tư, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường TNLĐ, BNN, trợ cấp TNLĐ và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật ATVSLĐ được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra TNLĐ hoặc trước khi bị BNN. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị BNN. Mức tiền lương tháng nêu trên được xác định theo từng đối tượng như sau: Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung); Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động; Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc; Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng./.
Hưng Cảnh
Từ khóa:
-
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
07-01-2025 20:37 46
-
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024
07-01-2025 13:53 52
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
27-12-2024 14:32 31
-
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
30-12-2024 13:44 57
-
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
30-12-2024 13:34 40
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46