Hướng tới phát triển ngành vật liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
(LĐXH)- Sản xuất vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhà nước có định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và vật liệu xây dựng thân thiện.
Ngày 28/9/2022, tại Hà Nội, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng tổ chức Hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng”.
Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Phạm Minh Hà – Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Ths.Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng; PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường; PGS.TS Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện Vật liệu Xây dựng; bà Đỗ Nguyệt Ánh - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; cùng đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng; đại diện các Hiệp hội: Hội Vật liệu xây dựng; Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hiệp hội bất động sản Việt Nam cùng các chuyên gia vật liệu xây dựng, chuyên gia về kiến trúc; đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; các công ty thiết kế, kiến trúc xây dựng…
Một số năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu đã làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đây cũng là xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu phải đáp ứng được yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ cho công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được xây dựng dựa trên 6 quan điểm nhất quán. Trong đó, phát triển ngành Vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng…
Với chủ đề “Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng”, Hội thảo sẽ tập trung đi sâu phân tích những thực trạng của thị trường vật liệu xây dựng hiện nay và giới thiệu những xu hướng công nghệ vật liệu xây dựng mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng xoay quanh câu chuyện sản xuất kinh doanh, trong đó có những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập Báo Xây dựng cho biết: Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành xây dựng và của ngành công nghiệp nói chung, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Giá trị vật liệu xây dựng thường thường chiếm 60% - 70% trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng vì vậy chất lượng, giá thành vật liệu xây dựng quyết định rất lớn đến chất lượng và giá thành xây dựng công trình.
Ông Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng)
Hiện nay các giải pháp, các xu hướng công nghệ mới từ ngành Vật liệu xây dựng rất nhiều và đa dạng, từ đổi mới các vật liệu truyền thống và cải thiện các tính năng sẵn có, đến việc tạo ra các tổ hợp vật liệu mới có thêm nhiều tính năng, cho đến các vật liệu mới và tính năng hoàn toàn mới. Có rất nhiều loại vật liệu xây dựng và hoàn thiện tiên tiến đã được đưa ra thị trường hoặc đang tiếp cận thị trường. Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng các loại vật liệu mới vẫn khó thâm nhập thị trường, chưa nói đến việc đạt được sự chấp nhận rộng rãi. Hội thảo ngày hôm nay có sự tham gia của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các chủ đầu tư, nhà sản xuất và các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Đây là dịp để phân tích thực trạng thị trường vật liệu xây dựng, phân tích bức tranh toàn diện và giới thiệu những xu hướng công nghệ vật liệu xây dựng mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng. Đồng thời, các nhà quản lý cũng được lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liêu xây dựng về những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay. Nhận diện những thách thức cũng như thời cơ để kịp thời đưa ra chính sách khuyến khích phát triển phục vụ ngành Vật liệu Xây dựng, góp phần tạo giá trị và thu cho quốc gia hoặc cảnh báo những nguy cơ xấu nếu có.
Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Phạm Văn Bắc cho biết: Có thể thấy, sản xuất vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong 15 năm qua, ngành vật liệu xây dựng đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, Việt Nam từ một nước nhập khẩu hầu hết vật liệu, cho đến nay đã từng bước phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2010, cơ bản Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm vật liệu xây dựng, đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Ông Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam
Sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay đang có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050.
Mục tiêu của chiến lược là sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm năng lượng, vật liệu có sức cạnh tranh cao, loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều tài nguyên…Từ mục tiêu, quan điểm trên, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang triển khai sản xuất vật liệu xây dựng hết sức tích cực, song song đó là biện pháp quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý vật liệu xây dựng được tăng cường.
Hội thảo lần này là tiền đề để doanh nghiệp, chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng có cơ hội thảo luận, giới thiệu những công nghệ, sản phẩm vật liệu xây dựng mới, tạo sức hút cho thị trường.
Theo ông Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng): Hiện nay, phát triển vật liệu xây dựng của nước ta đã bắt đầu hướng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh kinh tế; chủ động hội nhập quốc tế; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải rắn, phát thải các-bon thấp.
Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đều có sự chuyển biến tích cực. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường từng bước được loại bỏ.
sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và vật liệu xây dựng thân thiện
Kinh tế, xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, tạo ra nhu cầu rất lớn về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng.
Hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hệ thống quản lý về chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng (quy chuẩn, tiêu chuẩn) cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải nhiều thách thức đó là: Tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, cần phải có giải pháp, công nghệ để sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác; Nhiên liệu hoá thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng ngày một tăng cao; Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tạo ra các thách thức không nhỏ khiến ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải có thay đổi mạnh mẽ về công nghệ sản xuất.
Ông Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng: Giai đoạn từ 2010 đến nay, về lĩnh vực vật liệu xây dựng, Nhà nước có định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và vật liệu xây dựng thân thiện. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định vật liệu xây dựng thân thiện là đối tượng được chú ý cả tới quá trình sản xuất ra nó, có các thuộc tính mà vật liệu xây dựng truyền thống không có. Đó là, mang lại hiệu quả cao hơn cho ngôi nhà, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho người sử dụng.
Nhà nước cần phải có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện. Những biện pháp này cần được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong Nghị định. Bên cạnh đó, phải thay đổi trong công tác chỉ đạo thực hiện ./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Màu của năm 2025 “Vàng Khởi Sắc” - Bước ra khỏi vùng an toàn để bứt phá
22-11-2024 18:20 55
-
SLP Park Long Hậu nhận Giải thưởng Dự án Bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
22-11-2024 18:20 53
-
AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ
21-11-2024 17:39 08
-
Dulux Professional đánh dấu năm thứ 8 đồng hành và thúc đẩy phát triển bền vững cùng giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru
18-11-2024 22:41 33
-
Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng - Saigon Times CSR” lần thứ 6 liên tiếp
18-11-2024 22:41 23
-
Tăng cường quảng bá các sản phẩm thiết kế thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thủ đô
15-11-2024 05:17 22