Trong định hướng giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bác Ái xác định ưu tiên cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đối tượng nông dân biết làm ăn, phụ nữ, thanh niên và những hộ thiếu đất sản xuất… Những người này sẽ được đào tạo các ngành nghề chủ yếu như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, may công nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp khác theo nhu cầu của địa phương, nhằm tạo việc làm tại chỗ hoặc tham gia làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận và xuất khẩu lao động. Để công tác đào tạo nghề có hiệu quả, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để người dân nắm bắt, tham gia. Huyện cũng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, đồng thời chỉ đạo các xã đưa nội dung dạy nghề, giải quyết việc làm vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngành, đặc biệt công tác tuyên truyền đi sâu đi sát và phù hợp cộng đồng dân cư, quan điểm lao động – việc làm của người dân Bác Ái cũng dần có sự thay đổi phù hợp với tình hình chung. Địa phương đã xác định đi làm việc ở nước ngoài là con đường ngắn nhất để thoát nghèo, thay đổi tư duy của lao động. Do đó, huyện Bác Ái lựa chọn cách tiếp cận, phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho đối tượng là học sinh vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông vì đây là nhóm lao động trẻ có nền tảng kiến thức cơ bản, dễ dàng tiếp cận ngôn ngữ mới đáp ứng tiêu chí đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao. Bên cạnh đó, bằng các hình thức tuyên truyền khác nhau đã làm thay đổi nhận thức và tư duy làm giàu trong đồng bào dân tộc Raglai ở địa phương. Trước đây nhiều người có tâm lý e dè, chưa từng đi làm xa thì nay đã mạnh dạn tìm kiếm cơ hội việc làm để nâng cao thu nhập.
Khoảng 10 năm trở lại đây, huyện Bác Ái đã tạo điều kiện cho khoảng 270 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nổi bật, sau những năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn Ninh Thuận đã khởi sắc, có sự tương đồng tốt giữa các địa phương, như năm 2023, Bác Ái đưa được 10 lao động đã đi làm việc ở nước ngoài và năm 2024, huyện có 13 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động có thu nhập ổn định đã phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực tế, xuất khẩu lao động là định hướng phát triển kinh tế, nhân lực ở nhiều tỉnh thành, tại Ninh Thuận, lãnh đạo tỉnh quyết tâm tìm hợp đồng tuyển dụng, tìm giải pháp nâng kỹ năng và tay nghề cho người lao động trước khi lên đường. Đó là cách nâng uy tín của người lao động Việt Nam, điều này mở ra những cơ hội việc làm mới ở nước ngoài.
"Ra đi để trở về" đó là cách các gia đình, chính quyền địa phương động viên, khích lệ người lao động ngày họ lên đường đi làm việc xa xứ. Và sự "trở về" ở đây không chỉ là vốn liếng sau mấy khoảng thời gian theo hợp đồng làm việc mà sẽ là cơ hội việc làm ổn định, cuộc sống khởi sắc cho bản thân, gia đình và tạo mở thêm cơ hội hỗ trợ công ăn việc làm cho người khác. Đây là nguồn lực để doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng môi trường lao động kỷ luật, hiệu quả.
Trần Huyền
-
TP.HCM: Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động giảm mạnh
03-12-2024 17:09 26
-
Giải quyết việc làm tiến tới xoá nghèo bền vững ở Yên Sơn
03-12-2024 11:02 49
-
Vốn vay giải quyết việc làm giúp thanh niên Hải Phòng khởi nghiệp
03-12-2024 11:01 04
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp tích cực triển khai hỗ trợ việc làm bền vững
27-11-2024 17:09 57
-
Đồng Tháp: Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người dân từng bước thoát nghèo
05-11-2024 17:00 51
-
Hỗ trợ kết nối tạo việc làm cho người lao động tại huyện Phú Bình
10-11-2024 22:21 04