Khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao tại quận Long Biên
(LĐXH)-Hà Nội có thêm trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cung cấp rau an toàn cho hệ thống bếp ăn phục vụ suất ăn bán trú, giúp phụ huynh yên tâm hơn về an toàn bữa ăn bán trú của học sinh.
Lễ khởi công “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” đã được UBND quận Long Biên phối hợp với Công ty TNHH Hương Việt Sinh tổ chức sáng 21-10. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Long Biên.
“Phương án trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” được UBND quận Long Biên phê duyệt, giao công ty Hương Việt Sinh thực hiện, có diện tích hơn 21.000 m2 tại khu Rich, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Mục tiêu là tạo ra hướng đi mới trong sản xuất rau, quả an toàn với hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên nhấn mạnh, trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại phường Giang Biên là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng của phường Giang Biên hướng tới Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển quận Long Biên.
Quận Long Biên có trên 1.100 ha đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, chiếm 18,3% diện tích đất tự nhiên toàn quận. Trong đó, khu vực đất nông nghiệp, đất bãi bồi, bãi nổi ven sông Đuống thuộc địa giới hành chính của phường Giang Biên, Phúc Lợi là khu vực có vị trí thuận lợi, có tiềm năng, lợi thế rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Tuy nhiên, khu vực này chủ yếu là trồng cây ăn quả, trồng rau, cây hàng năm; nhiều diện tích hiện bỏ hoang hóa. Năm 2023, UBND quận đã phê duyệt phương án quản lý khai thác quỹ đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi, bãi nổi ở một số phường để tổ chức đấu giá, lập mô hình kinh tế trang trại sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng các liên kết, chuỗi giá trị, chuối thực phẩm an toàn (chuỗi rau, quả…) từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản để nâng cao hiệu quả vùng sản xuất.
Ông Đoàn Văn Tình, Phó chủ tịch UBND phường Giang Biên, quận Long Biên nói thêm: Đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một xu thế tất yếu để phát triển kinh tế tại địa phương.
“Phương án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại phường Giang Biên sẽ là mô hình vừa tạo nền tảng cho việc xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp quy mô khép kín, vừa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản và lưu thông sản phẩm, tạo hướng đi mới trong sản xuất rau, quả an toàn với hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng” - Đoàn Văn Tình nói.
Chia sẻ tại buổi lễ, Bà Vũ Lan Sinh, Chủ tịch Công ty TNHH Hương Việt Sinh, nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đang được các cơ quan và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.
“Với mục tiêu đem lại sản phẩm có giá trị cao, chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng, đặc biệt đối với các em học sinh, Công ty Hương Việt Sinh mong muốn được áp dụng rộng rãi phương án ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạo ra hướng đi mới trong sản xuất rau, quả an toàn với hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng” – bà Vũ Lan Sinh nhấn mạnh.
Trang trại sẽ xây dựng một số mô hình sản xuất rau an toàn, nấm ăn chất lượng cao theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời sản xuất ra sản phẩm rau sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt chuẩn theo tiêu chí: không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng giống biến đổi gen, không dùng thuốc trừ sâu, không dùng thuốc kích thích, quy trình sản xuất rau quả tuân thủ theo tiêu chuẩn Vietgap.
“Bằng việc áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tiết kiệm, giống chất lượng cao, dự án sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ diện tích đất bỏ hoang hoá chuyển sản sản xuất rau, nấm ăn nhằm giảm thiểu diện tích đất bỏ hoang hoá, nâng cao giá trị sử dụng đất” – bà Vũ Lan Sinh cho hay thêm.
Sản phẩm thu hoạch được cung cấp cho hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của công ty tại TP Hà Nội và tại quận Long Biên. Đồng thời được bao tiêu hoàn toàn để cung cấp cho hệ thống bếp ăn phục vụ suất ăn bán trú cho các học sinh trên địa bàn TP Hà Nội.
Được thành lập từ 2012 với lĩnh vực hoạt động chính là cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn phục vụ học sinh các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, ông ty Hương Việt Sinh là đơn vị tiên phong, đi đầu về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, có nguồn thực phẩm an toàn, đầy đủ dinh dưỡng để chế biến những suất ăn đảm bảo dinh dưỡng tới các con học sinh cũng như cung cấp thực phẩm cho khách hàng sử dụng trên địa bàn TP Hà Nội theo tiêu chí “Từ trang trại đến bàn ăn”.
Hiện công ty có hai vùng trồng, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích gần 20 ha. Sản phẩm trồng đa dạng theo các hình thức gieo trồng hiện đại tại nhà màng công nghệ cao, nhà lưới và trên đồng ruộng, sản phẩm thu hoạch ước tính trên 500 tấn/năm./.
Mỹ Hằng
Từ khóa:
quy trình sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn Vietgap
Công ty TNHH Hương Việt Sinh
Lễ khởi công Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
UBND quận Long Biên
sản xuất rau
quả an toàn
-
TPHCM: Chính thức vận hành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
22-12-2024 17:42 48
-
Viện nghiên cứu dược liệu Việt và cân bằng kiềm hóa cơ thể: Quyết tâm khẳng định vị thế dược liệu Việt trên thế giới
21-12-2024 21:11 11
-
Vinh danh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long tiêu biểu 2024
21-12-2024 16:58 46
-
Prudential bế giảng khóa “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp”, hoàn thiện hình mẫu nhà lãnh đạo đa năng
20-12-2024 18:46 18
-
Grab tung ưu đãi “khủng” để kết nối người dân với tuyến Metro số 1
20-12-2024 17:31 05
-
TPHCM: 14 nhà ga của tuyến Metro số 1 đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách từ 10g ngày 22/12
20-12-2024 14:09 43
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00