Xã hội
Kiên Giang tổ chức Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023 với nhiều nội dung thiết thực
11:50 AM 01/06/2023
(LĐXH) - Tháng hành động vì trẻ em, với chủ đề: “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em…" và cao điểm là từ 01/6 đến 30/6/2023… được tỉnh Kiên Giang tổ chức và thực hiện với nhiều nội dung thiết thực hướng tới sự phát triển bền vững…
Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 ở Kiên Giang với nhiều nội dung thiết thực
Mục đích xuyên suốt của tháng hành động là: “Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đẩy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.  Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em. Thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chủ động giải quyết các vấn đề về trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước, tai nạn giao thông. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, đặc biệt cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em”…
Trong đó, yêu cầu các địa phương cần phải xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo có phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp thực hiện, vận động nguồn lực; tổ chức, thực hiện các nội dung, hoạt động thiết thực, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị và địa phương để mọi trẻ em trên địa bàn tỉnh có một mùa hè an toàn, lành mạnh, bổ ích…
Trước tiên là tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em nhất là đuối nước, tai nạn giao thông. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, các kế hoạch của tỉnh, của ngành, địa phương về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện. Đa dạng hóa các hình thức Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và đến từng gia đình, cộng đồng dân cư; đăng tải các thông điệp và khẩu hiệu xuyên suốt của Tháng hành động vì trẻ em; Giới thiệu, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), các địa chỉ tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và các địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, an sinh xã hội tại địa phương; sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu được đăng tải trên website của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai 111.vn) và fanpage Truyền hình Vi Trẻ em VTV1.
Tổ chức Lễ phát động và tuyên truyền các thông điệp triển khai chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng Hành động vì trẻ em cũng như Lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em tại trung tâm thành phố Hà Tiên, trong đó ưu tiên công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng: đăng tải các thông điệp của Tháng Hành động vì trẻ em trên trang thông tin điện tử, in và treo băng rôn trước trụ sở của cơ quan đơn vị, sử dụng các thông điệp: “Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em”, “ Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em”, “Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước”,  “Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em, “Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động. Gia đình, nhà trường củng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi trường mạng”, “Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai,  roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng, pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Bảo đảm kỳ nghỉ hè an toàn cho trẻ em”…
Bên cạnh đó, triển khai, thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư giữa nhà trường và chính quyền địa phương, các cấp Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đồng thời, chủ động thực hiện các giải pháp, hoạt động phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thường xuyên ra soát, kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy cơ trẻ em bị tai nạn đuổi nước, tai nạn giao thông, tai nạn rơi, ngã.  Bên cạnh đó, tổ chức các lớp hướng dẫn, trang bị kỹ năng sống cho trẻ em để trẻ em phát triển toàn điện, để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tại nạn thương tích trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em.
NHB