Lạng Sơn: Giảm 3% hộ nghèo vào cuối năm 2018
(LĐXH)-Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Lạng Sơn có 36.537 hộ nghèo chiếm 19,07 % và 22.801 hộ cận nghèo chiếm 11,9% tổng số hộ toàn tỉnh. 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 1,5%, tương đương 2.700 hộ, dự kiến đến cuối năm giảm 3% hộ nghèo.
Lạng Sơn triển khai Chương trình hỗ trợ huyện nghèo áp dụng cơ chế 30a đối với 2 huyện Bình Gia và Đình Lập với tổng kế hoạch vốn giao năm 2018 là 82,107 tỷ đồng để đầu tư 4 công trình hạ tầng. Đến nay, tiến độ thực hiện các công trình bảo đảm theo kế hoạch; giải ngân thanh toán vốn được 12,896 tỷ đồng, đạt 15,71% kế hoạch; duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư đang thực hiện.
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, tổng nguồn vốn được giao là 11,566 tỷ đồng để hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đến nay, UBND các huyện Đình Lập, Bình Gia đã chỉ đạo các xã đăng ký, lựa chọn mô hình.Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ được giao vốn
Còn tiểu dự án hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài, tổng nguồn vốn giao 980 triệu đồng hiện chưa thực hiện được. Nguyên nhân được chỉ ra là do năm 2018 mới được phân bổ và đối tượng ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài ít, hiện đang triển khai thực hiện.
Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định, công tác truyền thông về giảm nghèo luôn được quan tâm đẩy mạnh thực hiện để chính quyền địa phương và người dân hiểu các chính sách giảm nghèo của nhà nước. Bên cạnh đó, tuyền thông về các mô hình giảm nghèo hiệu quả, các kỹ thuật chăn nuôi sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập áp dụng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết, đối với tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, kế hoạch vốn được giao là 41,792 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế với tổng kinh phí 33,434 tỷ đồng. UBND các huyện đã chỉ đạo, thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định. Nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng kinh phí 8,358 tỷ đồng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện lựa chọn mô hình để triển khai thực hiện.
“Triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 với tổng kinh phí 1,635 tỷ đồng (hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: kinh phí 654 triệu đồng; xây dựng mô hình giảm nghèo: kinh phí 981 triệu đồng). Hiện nay, UBND các huyện đã lựa chọn cây giống, vật nuôi, cây trồng và mô hình thực hiện và chờ định mức chi do HĐND tỉnh ban hành để triển khai thực hiện”, ông Thiệu thông tin.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số ít người ở xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh, năm 2018 đã giao 8,791 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ cho 4.238 hộ, với 17.421 khẩu. Trên cơ sở quyết định phê duyệt hộ được thụ hưởng chính sách và nhu cầu đề nghị hỗ trợ của các hộ, hiện nay ở cơ sở đang tiến hành thực hiện các bước để hỗ trợ theo quy định.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, mua máy cày tay, chính sách hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò... giúp nông dân phát triển sản xuất có hiệu quả. Các chính sách trên đã góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng biên giới.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, qua kiểm tra, giám sát, 100% các chính sách giảm nghèo đều đến tay đối tượng và phát huy hiệu quả. Những trường hợp phát hiện sai sót trong điều tra, rà soát hộ nghèo đều có biện pháp chấn chỉnh và chỉ đạo phù hợp. Tuy nhiên, theo ông Thiệu, khó khăn lớn nhất trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại Lạng Sơn là việc chỉ đạo triển khai các giải pháp giảm nghèo thiếu quyết liệt. Đặc biệt tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận hộ nghèo và nhân dân còn khá nặng nề./.
PV
Từ khóa:
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
-
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
21-01-2025 09:12 54
-
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
20-01-2025 11:41 22
-
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
20-01-2025 07:43 42
-
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
19-01-2025 23:43 35