Môi trường xanh-sạch-đẹp ở Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương
(LĐXH)- Ngoài thực hiện tốt chức năng chính là tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần mãn tính, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương còn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại nơi đứng chân cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng.
Với vị trí không gian khá đẹp, gần quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc non nước hữu tình, rất phù hợp cho việc điều dưỡng sức khỏe, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần Người có công và xã hội Hải Dương đã trở thành một cơ sở điều trị, phục hồi chức năng những người có công (NCC) bị tâm thần và điều dưỡng luân phiên tập trung cho các đối tượng người có công trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Hiện nay, Trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị gần hơn 440 bệnh nhân tâm thần, trong số đó, nhiều người bệnh sa sút cả về tâm thần và thể lực. Lãnh đạo Trung tâm đã và đang đưa Trung tâm vào thời kỳ mở cửa, hòa nhập với các đơn vị tỉnh bạn, các ngành liên quan, xã hội nhằm đưa Trung tâm trở thành đơn vị tiêu biểu, nhận được sự ủng hộ ghi nhận của các ngành các cấp và của xã hội. Cảnh quan xanh - sạch - đẹp ở Trung tâm
Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên của Trung tâm, song trước nhiều khó khăn do đối tượng nuôi dưỡng là những bệnh nhân tâm thần, hầu hết không tự chủ được trong sinh hoạt, có nhiều người cần sự chăm sóc toàn diện từ ăn, ở, vệ sinh thân thể,... một số khác mắc các bệnh như: viêm gan, lao phổi, huyết áp, tiểu đường, da liễu, lao...
Trung tâm đã thực hiện tốt công tác vệ sinh từ buồng bệnh, nơi ăn ở đến khu vực khác trong nội bộ nhằm đảm bảo sạch sẽ, tránh lây chéo. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tổ chức phun thuốc khử trùng, diệt côn trùng định kỳ, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng cây xanh cải tạo môi trường... Ngoài hệ thống cây xanh, hệ thống đường đi trong nội bộ cũng được quan tâm chỉnh trang, xây dựng mới đảm bảo đi lại thuận tiện...
Nhằm từng bước xây dựng đồng bộ khuôn viên, lãnh đạo Trung tâm đã quy hoạch tổng thể mặt bằng, bảo đảm vừa xây mới vừa cải tạo không làm ảnh hưởng tới các khu vực khác, nhất là nơi sinh hoạt của bệnh nhân. Toàn bộ các công trình như hệ thống xử lý chất thải, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, trang thiết bị máy móc, vận hành hệ thống điện, hệ thống nước sạch phục vụ công tác điều trị, nuôi dưỡng và sinh hoạt hàng ngày đều được Trung tâm triển khai theo các quy định về bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, Trung tâm còn quy hoạch khu trồng rau sạch nhằm cung cấp nguồn rau xanh tại chỗ phục vụ cho bếp ăn tập thể, vừa đảm bảo nguồn cung tại chỗ, giảm chi phí bữa ăn, vừa là hoạt động giúp người bệnh hoạt động lao động vừa sức đem lại niềm vui cho họ...
Bệnh nhân khi tham gia phục hồi chức năng không chỉ qua máy tập, mà tập trung chủ yếu thông qua lao động trị liệu như: Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, dê, cá, lợn các loại; trồng các loại rau màu theo mùa vụ. Công tác lao động trị liệu này hỗ trợ nhiều trong việc điều trị thuốc giúp bệnh nhân hồi phục, ổn định dần khả năng nói, nghe, nhìn, cầm, nắm, tư duy… đồng thời tạo ra thực phẩm tươi ngon và sạch sẽ phục vụ hàng ngày cho bếp ăn của đơn vị.Bữa ăn cho các đối tượng tại Trung tâm
Năm 2018, Trung tâm đã Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bằng hình thức liệu pháp lao động qua công việc trồng trọt, chăn nuôi là trên 70 bệnh nhân với 140 lượt/ngày (từ thứ 2 đến thứ 6) và 70 lượt/ngày (thứ 7, Chủ nhật) đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm tươi, ngon, sạch sẽ cho bếp. Theo đó, đã cung cấp cho bếp ăn trên 12.662kg rau xanh, trên 10.167kg thịt lợn, trên 1.293kg thịt vịt, thịt gà trên 487kg, cá trê 486kg…
Cùng với đó, công tác lao động liệu pháp được tiến hành trên khu đất và hạ tầng mới. Khu chăn nuôi mới đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, chấm dứt tình trạng chăn nuôi manh mún trước đây. Giúp cho hoạt động chăn nuôi thuận lợi trong việc mở rộng quy mô, kiểm soát bệnh dịch. Năm 2019, Trung tâm có thêm mô hình nuôi hươu. Công tác lao động liệu pháp chú tâm đến việc phục hồi, hướng dẫn cho các bệnh nhân điều trị được bằng hóa dược lâu ngày nhưng chưa có thuyên chuyển, mục đích tạo môi trường hoạt động mới góp phần thúc đẩy công tác điều trị hiệu quả.
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên tại Hải Dương đã xảy ra tình trạng nắng nóng khoảng 40 độ C hoặc mùa đông rét dưới 10 độ C. Trung tâm đã tuyên truyền tới người dân về sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường; phối hợp với cán bộ nông nghiệp tư vấn bà con thay đổi giống cây trồng, vật nuôi để thích ứng với điều kiện thời tiết.
Tại Trung tâm, những việc làm cụ thể được thường xuyên triển khai tới các đối tượng như không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng nhiều cây xanh, khơi thông cống rãnh; các khu nhà ở luôn được quét dọn sạch sẽ, khử độc định kỳ; khu nuôi gia cầm luôn được vệ sinh bằng dung dịch, đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
13-01-2025 13:46 21
-
Mang chim thú, cây lạ về nhà, coi chừng phạm pháp
13-01-2025 13:46 10
-
Chương trình Tết đồng bào 2025: Mang Tết sớm đến với đồng bào vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
13-01-2025 12:22 32
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
10-01-2025 08:02 32