Nam Định: Nỗ lực thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
Những năm qua, tỉnh Nam Định luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội, tạo điều kiện để đối tượng bảo trợ có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH, có chức năng thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho đối tượng xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống; cung cấp dịch vụ về công tác xã hội; trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Nam Định. Xác định được nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa nhân văn, Ban lãnh đạo đơn vị đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc sự các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên; lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn đơn vị thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân viên thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của ngành, của đơn vị; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, thực hiện 5 chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong cách làm việc của cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Công tác chăm sóc đối tượng được Trung tâm chú trọng
Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm đã quản lý, nuôi dưỡng và dạy nghề, phục hồi chức năng cho 764 đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó có 433 đối tượng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 57 đối tượng diện cần bảo vệ khẩn cấp; 274 trẻ em tuổi từ 12 đến 16 khuyết tật học nghề. Mặc dù đối tượng quản lý đa dạng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý và sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo trợ xã hội, công tác huy động và sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội được thực hiện công khai minh bạch theo đúng quy định của pháp luật. Việc quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng được duy trì đều đặn 24/24 giờ trong ngày, chế độ ăn uống 3 bữa/ngày có thực đơn cho từng diện đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn, định lượng quy định.
Việc chăm sóc các đối tượng thuộc diện đặc biệt như đối với người già, người tàn tật không tự phục vụ trong sinh hoạt của bản thân đều được cán bộ chăm sóc; đối tượng là người tâm thần, được cấp thuốc hướng thần theo tuyến quy định; trẻ mồ côi đang đi học tại địa phương, Trung tâm cử cán bộ đưa đón và hướng dẫn, giúp đỡ các cháu trong học tập. Công tác dạy nghề và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật có chuyển biến tích cực. Trung tâm luôn duy trì dạy các nghề may và nghề mộc, phục hồi chức năng ngôn ngữ, văn hóa, khả năng giao tiếp và thể chất và tổ chức tư vấn tìm việc làm cho đối tượng hết thời hạn ra khỏi Trung tâm.
Tuy nhiên quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội tại Trung tâm vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Diện đối tượng quản lý rộng; đa số các đối tượng mắc bệnh tâm thần, người khuyết tật khi được tiếp nhận vào Trung tâm đều ở tình trạng bệnh lý nặng, không ổn định; mất khả năng lao động; người già neo đơn tuổi cao sức yếu không tự phục vụ được. Trẻ em khuyết tật vào học nghề nhiều dạng tật khác nhau nhận thức hạn chế. Cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng quy mô còn nhỏ đặc biệt là khu quản lý, nuôi dưỡng người tâm thần. Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ nhất là trang thiết bị y tế, thiết bị phục hồi chức năng phục vụ cho việc chăm sóc, điều trị đối tượng còn thiếu. Chế độ nuôi dưỡng, trang cấp đồ dùng phục vụ đối tượng tuy được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp trong khi giá cả lương thực, thực phẩm ngày một tăng cao. Cán bộ cán bộ, viên chức còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ và cán bộ dạy nghề phục hồi chức năng.
Vừa qua, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Mai Thanh Long, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng Ban văn hóa - xã hội HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội. Tại buổi làm việc, Trung tâm đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; bổ sung biên chế và tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác trợ giúp xã hội cho đội ngũ cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho các đối tượng.
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Thanh Long ghi nhận nỗ lực của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội. Thời gian tới Trung tâm cần tiếp tục khắc phục khó khăn về biên chế; cơ sở vật chất; rà soát định mức phù hợp, cụ thể đảm bảo cho việc chăm sóc đối tượng bảo trợ để kiến nghị các cấp, các ngành chức năng xem xét giải quyết nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đối với các kiến nghị của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, Đoàn ghi nhận và sẽ chuyển đến cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết./.
PV
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08